Chính sách “tổng lực” phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Chia sẻ
(VOV5) -  Các chuyên gia cho rằng, thay vì chỉ theo đuổi mục tiêu chung của tăng trưởng tín dụng cần đặt ra mục tiêu hỗ trợ các ngành ưu tiên

Ngày 20/5, Đại học Kinh tế - Luật cùng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức hội thảo “Lựa chọn chính sách phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn Covid-19”. Hội thảo tập trung vào 2 chủ đề: lựa chọn chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch; khung pháp lý nào để Việt Nam ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) hiệu quả - kinh nghiệm thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam.

Chính sách “tổng lực” phục hồi kinh tế hậu Covid-19 - ảnh 1Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo “Lựa chọn chính sách phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn Covid-19” . - Ảnh: báo Sài gòn giải phóng

Các chuyên gia cho rằng, thay vì chỉ theo đuổi mục tiêu chung của tăng trưởng tín dụng cần đặt ra mục tiêu hỗ trợ các ngành ưu tiên như công nghiệp chế biến - chế tạo xuất khẩu, thương mại, thủy sản, nông nghiệp… Việc xác định ngành ưu tiên hỗ trợ nên dựa trên ít nhất 2 yếu tố là tốc độ phục hồi và mức độ ổn định của đầu ra sản phẩm. Những doanh nghiệp hồi phục nhanh sẽ giúp nâng đỡ nền kinh tế và từ đó tác động lan tỏa để các doanh nghiệp khác phục hồi. Như vậy, chính sách cần có sự tập trung theo nhóm ngành. 

Các chuyên gia cũng đề nghị Bộ KH-ĐT nhanh chóng giải ngân khối tiền đầu tư công 700.000 tỷ đồng trong năm 2020. Đề nghị cơ quan thuế cho phép doanh nghiệp được hạch toán lỗ ngược về những năm trước.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu