Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phía Nam

Chia sẻ
(VOV5) - Đến nay nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn đã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ổn định và phát triển.

Hôm nay (3/7), tại Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2023; Giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023-2025 và định hướng triển khai giai đoạn 2026-2030.

Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phía Nam - ảnh 1Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VOV

Phát biểu tại hội nghị, ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, cho biết đến nay nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn đã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ổn định và phát triển. Ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh định hướng trong thời gian tới: "Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia, chúng ta phải làm 3 việc. Thứ nhất, tổ chức hội nghị để đánh giá việc triển khai từ đầu nhiệm kỳ đến hết ngày 30/6. Vấn đề thứ hai là từ nay đến năm 2025, quyết tâm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Thứ 3, Quốc hội đã cho phép Chính phủ rà soát để điều chỉnh, xác định những đòi hỏi của thực tế để thiết kế một Chương trình phù hợp hơn cho giai đoạn 2026-2030. Tất cả nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số dù ở đâu cũng được hưởng các chính sách phù hợp."

Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phía Nam - ảnh 2

Ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Ảnh: VOV

Tại hội nghị, các đại biểu nêu thực trạng và đề xuất về vấn đề giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tháo gỡ vướng mắc trong việc giải ngân vốn… Khu vực Nam bộ gồm 13 tỉnh với 308 xã, chiếm khoảng 9% số xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi của cả nước, tuy nhiên chỉ có 8 tỉnh có xã, thôn đặc biệt khó khăn chiếm khoảng 3,6% tổng số xã đặc biệt khó khăn của cả nước.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu