Sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước để tăng hiệu quả trong tiết kiệm, phòng chống tham nhũng

Chia sẻ
(VOV5) -Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN) năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.

Chiều 23/5, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Thư viện và thảo luận tại tổ về hai luật này.

Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN) năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Đây là văn bản pháp lý quan trọng cho tổ chức, hoạt động của KTNN, bảo đảm thiết chế KTNN có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; nâng cao tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; góp phần thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí; phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, Luật KTNN đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. 

Sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước để tăng hiệu quả trong tiết kiệm, phòng chống tham nhũng - ảnh 1Quang cảnh buổi họp ngày 23/05- Ảnh KTDT 

Trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, cho biết: "Đáp ứng yêu cầu về thể chế hóa và cụ thể hóa theo hướng đầy đủ, toàn diện, đúng nguyên tắc hoạt động của KTNN là độc lập, tuân theo pháp luật và được Hiến pháp quy định. Đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, duy trì trật tự, kỷ cương và tính nghiêm minh của pháp luật; khắc phục, tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn của hoạt động KTNN hiện nay. Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN, đáp ứng yêu cầu hội nhập và và khuyến cáo của tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao, nhất là về kiểm toán thuế, kiểm toán, các chế tài trong KTNN và  phù hợp vào điều kiện thực tiễn tại Việt Nam."

Cũng trong chiều 23/5, Quốc hội nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật Thư viện và thảo luận ở tổ về dự án Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Thư viện.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu