Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, kiệt tác của các dân tộc ít người

Tô Tuấn
Chia sẻ
(VOV5) - Ruộng bậc thang là hình thức canh tác trên đất dốc của nhiều dân tộc trên thế giới. Do ở các vùng núi cao hiếm đất bằng để canh tác, người ta chọn các vạt đất ở sườn núi bạt thành các tầng bậc, rồi dẫn nước từ các vùng núi cao để tạo thành các ruộng  bậc thang để canh tác lúa. 

Vào mùa thu hoạch, khi những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì lúa bắt đầu chuyển sang màu vàng óng cũng là lúc thu hút rất động khách du lịch tới chiêm ngưỡng cảnh đẹp độc đáo có một không hai ở vùng núi cao Tây Bắc. Du khách không chỉ tham quan mà còn có dịp tìm hiểu cuộc sống lao động,  những phong tục tập quan văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây, những người đã sáng tạo tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn giữa khung cảnh thiên nhiên đất trời.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, kiệt tác của các dân tộc ít người - ảnh 1

Những mái nhà lẩn khuất trong những màn sương sớm, cảnh tượng nơi đây như một bức tranh kiệt tác mà con người và thiên nhiên tạo nên thật tuyệt đẹp. - Ảnh: danviet

Nghe âm thanh bài viết tại đây:

Ruộng bậc thang là hình thức canh tác trên đất dốc của nhiều dân tộc trên thế giới. Do ở các vùng núi cao hiếm đất bằng để canh tác, người ta chọn các vạt đất ở sườn núi bạt thành các tầng bậc, rồi dẫn nước từ các vùng núi cao để tạo thành các ruộng  bậc thang để canh tác lúa. Hoàng Su Phì là một huyện biên giới ở vùng núi cao của tỉnh Hà Giang, nơi có 12 dân tộc ít người sinh sống cũng là nơi có những thửa ruộng bậc thang đẹp bậc nhất Việt Nam. Toàn huyện có 25 xã cũng là 25 bản làng của đồng bào các tộc: Tày, Nùng, Dao, H’Mông và một số dân tộc khác. Họ chính là chủ nhân tạo nên khung cảnh những thửa ruộng bậc thang đẹp tuyệt vời này.  

Cho đến nay vẫn chưa thể khẳng định dân tộc nào đầu tiên ở Hoàng Su Phì đã sáng tạo ra những thửa ruộng và hình thức canh tác trên ruộng bậc thang như ngày nay. Tuy nhiên ở bản làng dân tộc La Chí, một dân tộc lâu đời sống ở vùng núi cao nhất Hoàng Su Phì vẫn lưu truyền những huyền tích về ruộng bậc thang. Ông Vương Văn Minh, người cao tuổi dân tộc La Chí kể: “Trước kia dân tộc La Chí ở rất xa, không phải ở đây mà ở phía trên cao thì 3 bản của người La Chí di chuyển đến đây. Cuộc sống ban đầu khó khăn, cứ phải lang thang kiếm ăn.  Sau dân làng bàn nhau phải tạo đất làm ruộng, làm nương, làm ra ngô, ra thóc để sống.  Làm ruộng thì có chỗ đất bằng, đất dốc, nếu chỗ đất bằng ai cũng thích thì không đủ chỗ để canh tác, nên mọi người cùng bảo nhau đoàn kết, cùng làm mà tạo nên những thửa ruộng bậc thang”.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, kiệt tác của các dân tộc ít người - ảnh 2Những thửa ruộng bậc thang này không chỉ là một nét văn hóa độc đáo mà nó còn là niềm tự hào rất lớn của người dân Hoàng Su Phì. - Ảnh: danviet

Huyền tích về ruộng bậc thang trong ký ức của những người cao tuổi là vậy, nhưng căn cứ vào những dấu tích , những tích truyện kể, qua những lễ hội, những phong tục tập quán lâu đời của đồng  bào các dân tộc ở đây cho thấy: để tạo ra những thửa ruộng bậc thang với hàng trăm tầng bậc thì không thể làm trong một vài năm  mà phải mất hàng trăm năm, với nhiều thế hệ đời này nối tiếp đời kia mới tạo nên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, trải dài theo các sườn núi  đến tận chân trời, vẻ đẹp hùng vĩ của Hoàng Su Phì ngày nay.

Ông Trần Trí Nhân, cán bộ văn hóa của huyện Hoàng Su Phì cho rằng: “Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì là do người dân sáng tạo nên, có lịch sử hàng trăm năm. Tuy nhiên khung cảnh ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phí cũng có những điểm khác biệt so với một số địa phương khác. Đó là sự hài hòa xen giữa các thửa ruộng bậc thang là rừng cây, sông suối. Để phục vụ cho canh tác, người dân dựng nhà ở ngay bên các thửa ruộng. Cũng từ phương thức canh tác trên ruộng bậc thang mà sản sinh ra các hiện tượng văn hóa tín ngưỡng liên quan tới nông nghiệp như:  lễ hội Khu cù tê của dân tộc La Chí; Lễ Cấp sắc, Nhảy lửa, Cầu mùa của dân tộc Dao đỏ; Lồng Tồng của dân tộc Tày, lễ cúng rừng của dân tộc Nùng, người la Chí có lễ xin giống, đến tháng 10 có Tết đóng cửa kho...”.

Những trải nghiệm thực tế cho thấy, những thửa ruộng bậc thang hình thành trong quá trình lao động của người dân, là phương thức sản xuất phổ biến của đồng bào các dân tộc Hoàng Su Phí có từ hàng trăm năm nay. Những thửa ruộng bậc tháng ấy không giúp đồng bào có cuộc sống ổn định, rộng bậc tháng còn được đồng bào các dân tộc coi đây là thứ tài sản của các gia đình tặng cho con cái khi dựng vợ, gả chống …Trải qua bao thời gian, từ phương thức làm nông nghiệp trên ruộng bậc thang cũng hình thành những phong tục tập quán, tín người trong nông nghiệp với các nghi lễ cúng bái, cầu mùa…trong đó chứa đựng chiều sâu văn hóa của các tộc người, là một phần không thể thiếu  đối với những ai muốn tìm hiểu  về đời sống của đồng bào các dân tộc vùng núi cao Tây Bắc.

Feedback