Khi hoa đào hoa mận khoe sắc trong cái rét ngọt nơi vùng cao Tây Bắc cũng là lúc đồng bào dân tộc Mông vui xuẩn đón Tết. Khác với người Kinh, người Mông ăn Tết vào ngày mồng 1 tháng Chạp, nghĩa là sớm hơn Tết nguyên Đán 1 tháng. Tết của người Mông thể hiện nét văn hóa đặc sắc.Trong ngày Tết, đồng bào vẫn giữ được một số phong tục tập quán từ xa xưa để lại, nhất là văn hóa ẩm thực ngày Tết.
Bánh láo khoải của người Mông - Ảnh: baohoabinh
|
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Còn vài ngày nữa mới đến Tết, nhưng gia đình ông Giàng A Cở dân tộc Mông ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã lo chuẩn bị cho Tết. Trong gia đình đàn ông lo sửa sang don dẹp trang trí bàn thờ, còn phụ nữ thì cả ngày lúi húi chuẩn bị các đồ nấu cỗ Tết. Người Mông thường sống trên vùng núi cao, quen với tập quán nông nghiệp tự cung tự cấp, nên hầu như gia đình nào cũng tự chăn nuôi lợn gà cho các ngày lễ Tết. Ông Giàng A Cở cho biết: “NgMười Mông chuẩn bị Tết thì thường nuôi các con gà, con lợn, đặc biệt nữa là chuẩn bị làm bánh dày cho các cháu. Thịt chuẩn bị cho Tết thường là 1 con lợn và 2 con gà. Sau Tết lại chuẩn bị cho năm sau nữa”.
Công việc được người Mông hết sức coi trọng trong ngày Tết là chuẩn bị làm cỗ Tết. Người Mông làm mâm cơm cúng trong 3 ngày Tết để tạ ơn tổ tiên và để đãi khách. Cùng với thịt gà thịt lợn là thứ không thể thiếu trong cỗ Tết. Người Mông ăn Tết trong 3 ngày nhưng cũng có nơi ăn Tết tới 6-7 ngày, nên việc chuẩn bị cỗ Tết khá công phu. Mỗi gia đình thường thịt 1-2 con lợn. Việc mổ lợn nhất định phải thực hiện trước ngày Tết. Thịt lợn được chế biến để nấu đông ăn dần, còn mỡ lợn được đem rán để dùng quanh năm. Điều đặc biệt là trong mâm cỗ Tết của người Mông thường có rất ít những món rau, dù rau là món ăn thường ngày. Bên cạnh đó, món canh cũng không xuất hiện trên mâm cỗ. Theo ông Giang A Cở, sở dĩ như vậy vì đồng bào kiêng ăn rau và ăn canh trong ngày Tết. Ông Giàng A Cở cho biết: “Trong mâm cơm phải có đủ các món như thịt lợn, thịt , bánh dày, đặc biệt kể từ sáng mồng 1-2-3 dân không ăn rau, chỉ ăn thịt thôi, vì theo truyền thống của các cụ để lại, sang năm mới minh ăn thịt thì mới may mắn, công việc mới ăn nên làm ra. Còn nếu ăn cơm ngày Tết thì đi nương hay gặp mưa”.
Người Mông làm bánh dày ngày Tết - Ảnh: VOV |
Ngoài các món thịt, trên mâm cỗ Tết của người Mông tại tỉnh Hà Giang còn có thêm món bánh trôi và món Mèn mén chế biến từ bột ngô nếp. Với người Mông ở Hà Giang, món bánh trôi hình tròn là biểu tượng cho sự tròn đầy, sung túc.
Cùng với việc chuẩn bị cỗ Tết thì việc trang trí bàn thờ ngày Tết cũng được các gia đình người Mông hết sức coi trọng. Thương thì chủ nhà gấp những tờ giấy dó, giấy màu rồi cắt thành các chùm tua rua để trang trí bàn thờ. Người Mông không mua các đồ trang trí sẵn, mà tự làm các đồ trang trí nhằm thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Mỗi ban thờ thường có 3 ô giấy ô vuông có thếp vàng ở giữa, tượng trưng cho 3 đời tổ tiên. Tết của người Mông không thể thiếu con gà trống vì theo truyền thuyết, con gà trống sẽ gáy gọi thần mặt trời đem lại may mắn trong năm mới. Cách trang trí bàn thờ của người Mông khá đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được, bởi theo phong tục, chỉ những người đàn ông có trọng trách trong nhà mới được làm phần việc này. Phần cúng tổ tiên bắt đầu khi ông Giàng A Cở mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình rồi ngồi trước bàn thờ đọc lời khấn tổ tiên.
Ông Giàng A Cờ vừa khấn, vừa xúc cơm, vừa xét thịt gà vào từng bát cơm cúng như thể hiện sự chu đáo mời tổ tiên về ăn Tết cùng vui với con cháu. Bài cúng có khi kéo dài tới 30 phút. Sau lễ cúng tổ tiên hoàn tất mới là lúc cả gia đình cùng ngồi quây quần thưởng thức bữa cơm cuối năm.
Bánh dày ngày Tết - Ảnh: VOV |
Dù cư trú ở những địa bạn khác nhau, nhưng hình thức, cách đón Tết của đồng bào Mông vẫn có nét giống nhau. Những mâm cổ Tết của người Mông dù ở đâu cũng đầy ắp thịt gà, thịt lợn và rượu ngon như thể hiện mong ước về năm mới làm ăn thuận lợi, năm sau sẽ có cái Tết sung túc hơn năm trước