Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế Việt Nam

Hà Linh
Chia sẻ
(VOV5) -Về nội dung này, PV Hà Linh phỏng vấn bà Park My_Hiung trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế tại Việt Nam.

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Bộ Y tế vừa ký kết một giai đoạn hợp tác mới nhằm giúp Việt Nam đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn, và trật tự (Thỏa thuận GCM) và các mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (MDs).

Sự thiết lập mới này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang rất cần sự hỗ trợ của người dân và bạn bè quốc tế dành cho việc tái thiết, phục hồi ở các tỉnh thành bị thiệt hại nặng nề bởi đợt bão lũ vừa qua. Cùng với các tổ chức của Liên hợp quốc, với Bộ Y tế, IOM đang tiếp tục triển khai những gói cứu trợ tới các tỉnh phía Bắc và mới đây nhất là cung cấp hỗ trợ cho gần 4.000 hộ dân ở tỉnh Phú Thọ, gần 1.000 hộ ở Hà Giang giúp họ ổn định cuộc sống…

 Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:  

 PV: Xin bà cho biết đôi chút những hợp tác tiếp theo mà Tổ chức Di cư quốc tế vừa ký kết với Bộ Y tế Việt Nam?

Bà Park Mi_Hyung: Hiện nay, IOM có hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, cụ thể là với Bộ Y tế và với Tổng cục Dân số Việt Nam từ nhiều thập niên để đảm bảo rằng là người lao động di cư có đảm bảo sức khỏe. Chỉ khi họ khỏe mạnh mới đóng góp được nhiều hơn cho nền kinh tế, cũng như là đảm bảo quyền lợi cơ bản của con người là được chăm sóc y tế.

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế Việt Nam - ảnh 1Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam, bà Park Mi-Hyung

IOM Việt Nam sẽ tiếp tục cộng tác lâu dài hơn nữa với Chính phủ Việt Nam, với Bộ Y tế, cũng như các đơn vị liên quan trên nhiều lĩnh vực, nhưng tới đây sẽ tập trung ở 3 lĩnh vực sau: Thứ nhất, khi thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19, IOM  đã hợp tác rất chặt chẽ, không chỉ hỗ trợ những người trực tiếp chống dịch, mà còn hỗ trợ ở những điểm nhập cảnh tại sân bay, cửa khẩu. Tới đây, chúng tôi tiếp tục hợp tác để phòng ngừa trong trường hợp đại dịch tiếp theo.

Thứ hai là về trao quyền cho người di cư là người Việt Nam khi ra nước ngoài, để học tập và lao động. Vì họ sẽ cần phải biết làm thế nào để có thể tiếp cận những chăm sóc y tế, nơi nào có thông tin về chăm sóc y tế, khi cần giúp đỡ thì cần liên lạc với đơn vị nào. Chúng tôi tin rằng, đây là những chuẩn bị tốt nhất cho người lao động người Việt Nam trước khi họ có thể xuất cảnh đi lao động tại các quốc gia khác. Thứ ba, chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Chính phủ Việt Nam trong vấn đề liên quan tới bệnh truyền nhiễm như lao phổi… 
Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế Việt Nam - ảnh 2Người dân ở 5 huyện ở Hà Giang được cung cấp các vật dụng sinh hoạt thiết yếu.

Khi mà người lao động Việt Nam có những vấn đề về bệnh truyền nhiễm, thì họ cần phải có được sự chăm sóc y tế, để chữa trị về căn bệnh ở tại ngay nước sở tại. Về điều này, chúng tôi tin rằng sẽ  hỗ trợ Việt Nam, cũng như các nước mà có lao động Việt Nam di cư giúp là đảm bảo sức khỏe của người người di cư, người lao động di cư và cũng như đảm bảo sức khỏe của cộng đồng tại quốc gia điểm đến.

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế Việt Nam - ảnh 3Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn mới giữa IOM và Bộ Y tế Việt Nam.

Ngoài ra, đó còn là hợp tác về cải thiện chất lượng sức khỏe cho người di cư ở trong nước. Rõ ràng là với tình hình là biến đổi khí hậu phát sinh nhiều tình trạng di dư rất phức tạp. Như mới đây, Việt Nam phải đối mặt với siêu bão Yagi và không thể nói trước còn có thiên tai tương tự xảy đến sau này. Trong trường hợp đó làm sao giúp những lao động di cư trong nước có thể được chuẩn bị sẵn sàng không chỉ về mặt sức khỏe thể chất mà cả về sức khỏe tâm thần. Đây cũng là lĩnh vực mà chúng tôi sẽ thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Chính phủ Việt Nam trong tương lai.

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế Việt Nam - ảnh 4Trao các vật dụng gia đình cho hơn 3.800 hộ dân ở tỉnh Phú Thọ

PV: Thưa bà, được biết là IOM đang phối hợp cùng với Bộ Y tế Việt Nam triển khai những hỗ trợ cần thiết giúp các địa phương bị ảnh hưởng phục hồi cuộc sống?

Bà Park Mi_Hyung: Chúng tôi gửi những gói cứu trợ tới 4 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi siêu bão vừa qua. Đó là những bộ chăm sóc vệ sinh, thiết bị chăm sóc y tế, những thùng đựng nước sạch, lều trại lớn để người dân tạm trú trong lúc sửa sang nhà cửa. Chúng tôi triển khai hỗ trợ này cho 4 tỉnh bị thiệt hại nặng nề và tiếp tục huy động nguồn lực để cung cấp phương tiện, vật tư y tế…đồ dùng gia đình.

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế Việt Nam - ảnh 5Cung cấp bồn inox chứa nước sạch cho các hộ dân ở Hà Giang

Mức hỗ trợ này không phải chỉ dừng ở việc cứu trợ khẩn cấp, sau thiên tai mà chúng tôi mong muốn sẽ biến những cơ sở chăm sóc y tế, thành nơi mà sơ tán trú ẩn an toàn, đề phòng những sự cố thảm họa tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Sau lũ lụt, người dân quay về nhưng nhà cửa của họ gần không còn gì cả. Và, lúc này, không chỉ có IOM mà có các tổ chức Liên Hợp Quốc cùng sát cánh, hỗ trợ tái thiết, sớm ổn định cuộc sống.

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế Việt Nam - ảnh 6Niềm vui của người dân khi nhận được chăn ấm và các vật dụng gia đình từ Tổ chức Di cư quốc tế tại Việt Nam. Ảnh IOM

PV: Theo bà, những vấn đề gì người dân cần lưu ý sau mỗi lần xảy ra thảm họa, thiên tai?

 Park Mi- Hyung: Thực ra, vấn đề mà chúng tôi lo ngại nhất không chỉ là về nơi ở cho những nạn nhân của bão lũ, mà đó là việc thiếu điện, nước sạch, ô nhiễm môi trường, vi khuẩn phát sinh…dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát bệnh truyền nhiễm. Đó là tại sao, chúng tôi hợp tác rất chặt chẽ với Bộ Y tế và đặc biệt tại Sở Y tế  các địa phương để ngăn chặn tình trạng có thể phát sinh, lây lan của bệnh truyền nhiễm. 

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế Việt Nam - ảnh 7Nhân viên, chuyên gia của IOM trong chuyến công tác mới đây ở Phú Thọ

Cấp thiết ở đây không chỉ là cung cấp nước sạch, thực phẩm cho người dân, mà còn quan trọng là chúng ta cần phải thông tin nhanh chóng cho người dân vùng vừa chịu thảm họa về những bệnh truyền nhiễm giúp họ hiểu, phòng tránh và chữa trị kịp thời, có thể tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ dịch bùng phát.

PV; Vâng, một lần nữa xin trân trọng cảm ơn Bà.

Feedback