Trong thời kỳ hội nhập, cùng sự ra đời của các hiệp định thương mại thế hệ mới vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng. Trong tình hình mới vừa phải phòng chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội càng cần hơn bao giờ hết sự tham gia và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp ở trong và ngoài nước, thay đổi cách tiếp cận sao cho phù hợp với công tác xúc tiến, thương mại, quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam ở nước ngoài. Sau đây là những chia sẻ, để xuất cũng như tâm huyết của các doanh nhân kiều bào, làm sao đưa ngày càng nhiều hàng Việt ra thị trường quốc tế:
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Hơn 2 năm qua, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn thế giới, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn hoạt động thương mại quốc tế. Trong đó, phần lớn những hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống trong nước và quốc tế bị hủy. Để thích nghi với bối cảnh dịch bệnh, Cục xúc tiến thương mại Bộ Công thương Việt Nam đã linh hoạt chuyển sang hình thức mới, kết hợp trực tuyến và trực tiếp nhờ vậy giúp DN Việt nam vẫn tiếp cận từ xa các đối tác quốc tế, góp phần vào thành tích xuất khẩu cả nước thời gian qua. Trong 9 tháng qua, Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu trên 25% so với cùng kỳ năm ngoái, dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Quả vải tươi Việt Nam được bày bán trong siêu thị MCQ ở thành phố Perth. |
Có được kết quả đó là nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, bên cạnh là đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nhân kiều bào trong công tác kết nối, xúc tiến, mở rộng mạng lưới tiêu thụ hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài. Hiện nay, hàng hóa Việt ngày càng được thâm nhập vào thị trường sở tại, thông qua mạng lưới phân phối của Doan nghiệp kiều bào.
Ông Hoàng Mạnh Huê, Chủ tịch Liên hiệp các hội doanh nghiệp VN ở châu Âu cho biết, người Việt Nam tại châu Âu hiện sở hữu chuỗi cung ứng hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm mạnh mẽ thông qua các trung tâm thương mại được xây dựng ở nhiều quốc gia như Trung tâm Văn hóa Thương mại và Khách sạn Hà Nội – Mátxcơva (Nga), Trung tâm thương mại Đồng Xuân (Đức), Chợ Praha, trung tâm SAPA (Séc), chợ Khacov (Ucraina)…: Ông Hoàng Mạnh Huê nói:“Cộng đồng người Việt ở nước ngoài đóng góp nguồn lực lớn trong thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ hàng Việt. Các trung tâm thương mại người Việt ở châu Âu là một thành công rất lớn, niềm tự hào, chứng tỏ tầm nhìn, sự trưởng thành, khả năng hội của cộng đồng người Việt ở khu vực châu Âu. Trung tâm thương mại có vai trò trong xuất nhập khẩu hàng hóa Việt, tạo sự kinh doanh ổn định của cộng đồng người Việt, tạo ra hội nhập sâu rộng vào hoạt động kinh doanh của người Việt. Đây là trung tâm bán buôn bán sỉ từ đó tỏa đi rất nhiều nơi ở các nước sở tại. Đây còn là nơi thu thập thông tin, makerting thị trường, nơi giao thương để doanh nghiêp quốc tế tiếp cận hợp tác đầu tư vào thị trường Việt Nam.”
Bên trong tổ hợp chức năng Hà Nội - Matxcova. Ảnh/ Hội người VN ở LB Nga |
Đến nay, hệ thống phân phối hàng Việt Nam ở nhiều nước đã phát triển tương đối vững chắc, là cơ sở để đẩy mạnh việc quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam ở sở tại. Tuy nhiên, hệ thống này chưa được phát huy toàn diện thế mạnh do những hạn chế về nguồn lực của doanh nghiệp trong nước và chất lượng sản phẩm…Để thực hiện tốt Đề án 1797 của Chính phủ về huy động người Việt ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt, theo ông Peter Hong-Phó Chủ tich thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm quyết định sự thành công.
Ông Peter Hồng nói : “Việc chọn đơn vị đăng cai triển lãm là rất quan trọng. Như đơt chúng tôi làm triển lãm ở Hàng Quốc năm 2019, 2020. Sau khi chọn lựa được đơn vị, được bảo trợ chúng tôi phải gặp nhau bàn bạc nhiều lần những kịch bản chi tiết như bao quốc gia tham dự, bao nhiều gian hàng, loại hàng tham gia. Rồi hàng hóa mang đi triển lãm là cả một vấn đề. Bên cạnh đó, nội dung chuẩn bị khai mạc, bế mạc triển lãm, các chương trình bên lề cũng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, chi tiết. Tóm lại mỗi một lần tổ chức rút ra cho chúng ta bài học kinh nghiệm cho những lần tiếp sau”.
Một góc chợ Đồng Xuân ở Berlin, Đức |
Trong tình hình mới, nhiều doanh nhân kiều bào đã mạnh dạn triển khai cách tiếp cận mới vừa giúp hàng Việt gia tăng giá trị xuất khẩu vừa giúp các nhà bán lẻ quốc tế tiếp cận phù hợp với người tiêu dùng cuối. Nêu ra 4 nguyên nhân khiến tỷ trọng hàng Việt tại thị trường EU chỉ chiếm 5-10%, ông Hoàng Xuân Bình, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan đề xuất biện pháp khắc phục:
“Thời gian tới, cộng đồng doanh nghiệp kiều bào nên thành lập các cơ sở giúp doanh nghiệp trong nước giám định sản phẩm, tư vấn hoàn thiện chất lượng sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, 2 năm qua, do đại dịch Covid-19, xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp kiều bào cần phối hợp với trong nước thành lập cơ sở đóng gói tại điểm cuối, mở rộng các trung tâm cung ứng sản phẩm nhằm giảm giá thành sản phẩm cũng như thời gian phân phối hàng hóa. Các hiệp hội doanh nghiệp cũng nên lập danh sách các công ty xuất khẩu hằng năm để doanh nghiệp kiều bào có thể tham khảo và kết nối hợp tác.”
Tọa đàm kết hợp trực tuyến Doanh nhân kiều bào hiến kế thúc đẩy mạng lưới tiêu thụ hàng hóa Việt ở nước ngoài tại UBNNVNVNONN, Bộ Ngoại giao |
Tọa đàm trực tuyến |
Nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của người dân bản xứ và tin tưởng vào chất lượng hàng Việt, doanh nhân kiều bào Steve Bùi, chủ tịch công ty Delta & EC Nhật Bản đều đặn đặt hàng đối tác doanh nghiệp Việt uy tín, coi đây là phương thức khá hiệu quả để phát triển mạng lưới tiêu thụ hàng hóa Việt nước ngoài: “Chúng tôi đang ký kết với một số đối tác lớn của Hồng Kong, Hàn Quốc về việc đưa các sản phẩm nông sản xuất khẩu ra 72 thị trường đối tác của…Chúng tôi mong muốn tìm các nguồn hàng như xoài, thanh long, dưa lưới đạt tiêu chuẩn vào thị trường Nhật và Australia. Đồng hời chúng tôi tìm một số nông sản lien quan đến các thương hiệu như cafe Meet and more đang làm, hay nước mắm Mammy. Chúng tôi rất mong được đóng góp một phần nào đó, hỗ trợ doanh nghiệp để đưa sản phẩm, thương hiệu Việt Nam lên kệ hàng ở các quốc gia mà chúng tôi có quan hệ cũng như có sự nổi trội”
Quán Phở bò của người Việt tại thủ đô Matxcova. Ảnh Nhandan.vn |
Trên hết là tinh thần yêu nước, sẵn sàng kề vai sát cánh cùng Chính phủ đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước, giới doanh nhân kiều bào hi vọng rằng Việt Nam sẽ sớm vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid gây ra, tiếp tục đưa được ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ chất lượng của Việt Nam vào thị trường quốc tế, biến hàng hóa Việt Nam thành lựa chọn tin cậy và được biết đến rộng rãi hơn