Việt Nam đã đầu tư khoảng 6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cơ sở hạ tầng - một trong những mức đầu tư cao nhất trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Dây chuyền sản xuất tại Công ty Cổ phần Sun Tech. Ảnh tư liệu: Danh Lam/TTXVN |
Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương với các nước trên thế giới. Là thành viên ASEAN, Việt Nam tham gia một số hiệp định thương mại tự do (FTA) mà khối đã ký kết, tạo điều kiện để phát triển thành trung tâm sản xuất và mở rộng mạng lưới xuất khẩu. Ngoài ra, môi trường kinh doanh của Việt Nam cởi mở, chính phủ có nhiều chính sách thân thiện với nhà đầu tư nhằm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là những yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư tới Việt Nam.
Cuối cùng, theo vietnam-briefing.com, một trong những lợi thế lớn nhất của Việt Nam là mức lương cạnh tranh. Lực lượng lao động trẻ của Việt Nam khá dồi dào với hơn 40% sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học và kỹ thuật. Vietnam-briefing.com nhận định triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn đầy hứa hẹn ngay cả khi căng thẳng địa chính trị vẫn diễn ra trên thế giới và các nhà đầu tư dài hạn sẽ gặt hái được những thành quả to lớn.