Big Data (Dữ liệu lớn) thời gian gần đây ngày càng được nhắc đến nhiều hơn như một thành phần công nghệ thiết yếu của phát triển thành phố thông minh và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy Big Data liệu có phải khái niệm quá phức tạp và thực sự hữu ích như thế nào trong phát triển kinh tế, quản lý xã hội. Để làm rõ hơn nội dung này, Phóng viên Đài TNVN trò chuyện với Giáo sư Hồ Tú Bảo, Viện Khoa học và Công nghệ tiến tiến Nhật Bản, Viện trưởng Viện John Von Neumann tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo sư Hồ Tú Bảo, Viện Khoa học và Công nghệ tiến tiến Nhật Bản, Viện trưởng Viện John Von Neumann tại thành phố Hồ Chí Minh. |
Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
PV. Xin Giáo sư cho biết về sự cần thiết phải thiết lập hệ thống Dữ liệu lớn trong phát triển kinh tế và đời sống xã hội hiện nay?
Giáo sư Hồ Tú Bảo: Trước hết, chúng ta phải làm rõ khái niệm Big Data và những yếu tố liên quan đã. Big Data thực chất nó là dữ liệu, tập dữ liệu lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý truyền thống không xử lý được. Tuy nhiên, đó chỉ là một khái niệm tương đối, nghĩa là với nơi này nó là Dữ liệu lớn với nơi khác không lớn tùy vào khả năng phân tích và xử lý khối dữ liệu đó. Big Data liên quan đến rất nhiều khái niệm khác như Core Computing - công nghệ để lưu trữ dữ liệu tính toán, tức là thay vì mỗi cơ quan thường phải mua phần mềm để lưu trữ thì nay có chỗ chung để thuê về dùng. Hay internet vạn vật (IOT), tức là khi mọi thứ kết nối với nhau qua phiên bản số sẽ tạo ra rất nhiều dữ liệu và quan hệ giữa chúng trở nên phức tạp. Còn với Blockchain cũng gắn với Big Data theo nghĩa đảm bảo sự bất biến của dữ liệu, để làm tốt việc phân tích, xử lý.
Ưng dụng của Big Data và Khoa học dữ liệu -Ảnh KHCN |
Về ứng dụng của Big Data, tôi lấy ví dụ trong lĩnh vực Nông nghiệp. Hiên nay, chúng ta nghe nói nhiều về mô hình trang trại thông minh, chẳng hạn nơi nuôi bò của công ty sữa Vinamilk. Ở đây người ta gắn chip điện tử vào từng con bò, để biết được tình trạng sức khỏe của con bò. Thông qua những dữ liệu, thông số hàng ngày của từng con bò, kết hợp và phân tích trang trại sẽ biết được lượng nước, cho ăn, chăm sóc như thế nào..vvv. Ngoài thu thập dữ liệu, phân tích thì việc bảo tồn dữ liệu số Quốc gia là rất quan trọng. Chẳng hạn như chúng ta phải biết tình trạng chăn nuôi trên cả nước như thế nào, cả nước nuôi bao nhiêu con lợn, phân bố như thế nào, nhu cầu cung cấp thịt là bao nhiêu. Nhờ đó sẽ tránh được việc sản xuất thừa thiếu ra sao, hay tình trạng rớt giá như nào. Đó chính là một phần câu chuyện về phân tích dữ liệu số Big Data.
PV: Thưa giáo sư, việc thu thập dữ liệu là khái niệm không mới nhưng trong thời đại chuyền đổi số hiện nay thì việc xây dựng hệ thống dữ liệu có gì ưu việt hơn so với cách thức truyền thống?
Giáo sư Hồ Tú Bảo: Đương nhiên câu chuyện dữ liệu rất rộng lớn vì nó đến từ rất rất nhiều nguồn. Trước hết thì chúng ta phải thu thập dữ liệu như xưa nay vẫn làm. Tuy nhiên, ngày nay dữ liệu có thể đến một cáchtự động. Chẳng hạn như là về mặt kỹ thuật thì khi những thứ được số hóa thì các bộ cảm biến (sensors) được nối lại. Hay các mạng truyền thông xã hội chính là cảm biến giúp chúng ta thấu hiểu về tình trạng xã hội. Hay các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi qua internet; khi chúng ta trả tiền hay nhấp chuột cũng tạo ra dữ liệu. Nôm na dữ liệu xưa nay do con người quan sát, thu thập lại nhưng hiện nay nhờ có công nghệ AI, IOT thì việc thu thập thông tin nhanh chóng với số lượng khổng lồ.
Giáo sư Hồ Tú Bảo tại một hội thảo về Trí tuệ nhân tạo do tập đoàn Viettel tổ chức.
-Ảnh Viettel |
PV: Thưa ông, đâu là tiềm năng cũng như thách thức chính trong quá trình chuyền đổi công nghệ số hiện nay thưa ông?
Giáo sư Hồ Tú Bảo: Tôi nghĩ, trong xây dựng Big Data dựa vào công nghệ số thì Việt Nam đang ở mức ban đầu, tiềm năng có nhiều nhưng cũng không ít thách thức. Bạn biết đấy, trong thế giới số, trước tiên chúng ta cũng phải phát triển hạ tầng số, nơi phải có các thiết bị và hệ thống kết nối với nhau và được số hóa. Rồi nhân lực hay hệ thống an ninh trên không gian mạng cũng là một phần trong đó. Đó là những gì có thể hiểu là những thách thức. Hiện nay, mọi ngành nghề đều cần phải tiếp cận với Big Data và công nghệ số. Tuy nhiên, những ngành nào hoạt động hàng ngày bằng những con số nhiều thì họ là những người phải bắt đầu càng sớm càng tốt, ví dụ như ngân hàng, y tế, du lịch. Việc lấy ngành nào làm ưu tiên phát triển phụ thuộc vào Chính phủ quyết định ngành nào là trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là toàn xã hội phải cùng có một tinh thần đổi mới.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Namtrí tuệ nhân tạo
Ảnh TS |
.PV: Thưa ông, còn với các doanh nghiệp nói riêng thì họ cần làm gì để tận dụng tốt nhất những lợi thế của Big Data?
Dữ liệu lớn thì đã được đề cập mấy năm gần đây nhưg câu chuyện về chuyển đổi số trong doanh nghiệp đang mang tính thời sự hơn. Chuyển đổi số nghĩa là tạo ra cách làm mới dựa trên công nghệ sốđể thực hiện những gì xưa nay vẫn làm. Đương nhiên doanh nghiệp phải tạo ra dữ liệu nội bộ của riêng mình, sau đó gắn dữ liệu riêng đó với hệ thống dữ liệu của bên ngoài. Vì đây, là câu chuyện mới nên chúng ta tiếp tục chia sẻ nhận thức để hiểu thêm về việc là tôi muốn làm chuyển đổi số thì khó đến đâu, tốn kém như thế nào
Tất cả sự chuyển đối đó là một quá trình và phải nhìn đường dài nhưng thực hiện từng bước một, từ đơn giản đến phức tạp. Không thể nóng vội làm mọi thứ cùng một lúc được. Phải biết xử lý dữ liệu nào trước rồi tiến dần lên. Nếu mình có một kế hoạch hợp lý thì không nhất thiết phải tốn kém. Việc thực hiện không khó mà quan trọng là sự nhận thức từ cấp lãnh đạo cấp cao trở xuống, phải hiểu là tại sao cần thiết, không làm thì thế nào và nếu làm sẽ thế nào. Từ đó mới có thể xây dựng kế hoạch và vạch ra lộ trình đúng hướng.
PV: Vâng xin trân trọng cảm ơn ông.