An Trần – cái tên đã không còn xa lạ với công chúng yêu nhạc khi cô gái trẻ giờ đây đã trở thành một trong những nữ nghệ sĩ saxophone thuộc hàng hiếm có của Việt Nam.
Là con gái của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn, An Trần bắt đầu học và biểu diễn saxophone từ năm 9 tuổi. Đam mê cây kèn và nghiêm túc trong âm nhạc, An Trần gặt hái nhiều thành công và đã tham gia nhiều sự kiện âm nhạc lớn cả ở trong và ngoài nước. Với tài năng thiên bẩm, An Trần là học sinh ngoại quốc đầu tiên nhận được phần học bổng cao nhất tại trường Idyll Wild Arts Academy, một trong những trường trung học nghệ thuật hàng đầu và danh tiếng của Hoa Kỳ.
Hiện đang là sinh viên năm thứ 3 của trường Berklee danh tiếng của Mỹ, An Trần tập trung làm việc ở phòng thu và có khá nhiều mối quan hệ với những nghệ sỹ quốc tế. Tuy nhiên, cô chia sẻ rằng luôn tìm kiếm cơ hội về nước để biểu diễn, gặp gỡ, giao lưu với những người trong nghề bởi được truyền cảm hứng rất nhiều khi ở quê hương Việt Nam.
Nghe âm thanh chương trình tại đây:
Chương trình “Điều còn mãi” là một chương trình rất ý nghĩa đối với tôi. Đó là chương trình mang tính dân tộc, mang âm nhạc để ngợi ca quê hương đất nước. Ngày 2/9 là ngày rất quan trọng đối với cả dân tộc, và một người VN nào cũng luôn nhớ đến ngày Qyuocos khánh. Năm 2023, nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng đã mời An Trần tham gia Hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi” với bản nhạc của ca khúc “Mẹ yêu con” (Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý) – một tác phẩm có sức chạm rất lớn tới người nghe.
Khi chơi bài “Mẹ yêu con” qua saxophone, tôi cũng cảm thấy rất rung động. Đến năm nay, tôi chơi bài “Tình ca Tây Bắc”. Bố tôi đã giúp tôi rất nhiều, bởi đây là một tác phẩm hơi xa lạ với tôi, bởi không thuộc dòng nhạc mà tôi hay chơi. Vì thế tôi đã rất chú tâm để học, và bố đã ngồi kèm tôi rất kỹ. Với bản phối của chú Trần Mạnh Tuấn, tôi hy vọng phần trình diễn của tôi đã chạm đến cảm xúc của mọi người, bởi lần đầu tiên nó được kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng và kèn saxophone nên nó đã kể một câu chuyện rất khác.
|
Đến nay là năm thứ 6 tôi sang Mỹ du học. Thời gian đầu, tôi học ở California, một ngôi trường ở trên núi và không có một người Việt nào. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi chuyển sang Boston và theo học tại Berklee – một ngôi trường đào tạo âm nhạc hàng đầu nước Mỹ. Rất may mắn tôi đã nhận được 100% học bổng của trường. Ngày trước, bố Trần Mạnh Tuấn của tôi là sinh viên Việt Nam đầu tiên nhận học bổng của trường Berklee nên bây giờ đúng là một cái duyên khi đến lượt tôi cũng theo học ở ngôi trường đó.
Chuyên ngành chính của tôi hiện tại là music production enginering, tức là học về phòng thu, chuyên ngành phụ là music business of live-music, nghĩa là kinh doanh âm nhạc sống. Thực ra họ có rất nhiều ngành để mình lựa chọn. Năm 2020, khi đại dịch covid xảy ra, tôi chỉ có một mình cùng với cái máy tính. Tôi bắt đầu tự mày mò làm nhạc, tự đi kết nối online với các bạn. Và vì vậy tôi nhận ra rằng mình có thể tự làm một phòng thu thu nhỏ ở trong phòng mà không cần ai hết. Tôi bắt đầu thích việc tự sản suất âm nhạc, và cũng thật may khi gặp được Wren Evans – người đầu tiên truyền cảm hứng để tôi lựa chọn music production enginering.
Từ khi 9 tuổi tôi đã muốn theo học saxophone nhưng bố tôi không đồng ý vì nghĩ nhạc cụ này không hợp với con gái, bố muốn tôi chơi piano. Thế nhưng tôi không thích gì ngoài saxophone nên cuối cùng thì bố cũng phải chấp nhận. Tôi đã cùng bố đi diễn nhiều nơi, và sau này lớn hơn thì tôi lại tìm tòi những dòng nhạc mới mẻ, kết nối với các bạn trẻ đồng trang lứa và cùng nhau làm nhiều điều thú vị. Chúng tôi cùng nhau làm những dòng nhạc mới hơn những dòng nhạc từng chơi ngày trước. Tuy nhiên tôi cũng vẫn chơi những tác phẩm quê hương, của Trịnh Công Sơn, hay những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. An còn rất trẻ, nên cũng muốn thử sức mình, chơi những bản nhạc mới và làm mới những bản nhạc cũ.
Bây giờ không theo học saxophone nữa nhưng đó là nhạc cụ chính, nghĩa là tôi học sản xuất để có thể sản xuất cho bản thân mình chơi saxophone, hát, và chơi cả những nhạc cụ khác và cả cho những người khác nữa. Những nghệ sĩ trẻ hiện nay có xu hướng tự làm nhạc cho bản thân, và An Trần cũng vậy.
Trở về Việt Nam lần này, tôi làm được 2 minishow. Minishow đầu tiên có tên “An Tran and Friends - An Trần và những người bạn”, được làm tại Jazz club của bố mẹ. Đó là minishow đầu tiên của tôi, và ở đó tôi đã chơi những tác phẩm tự sáng tác hoặc do tôi phối khí lại. Minishow thứ hai, tôi làm cùng 2 người bạn học ở Berklee, có tên là “The Circle – Vòng tròn”. Tôi thấy âm nhạc có nhiều thứ liên quan đến vòng tròn, ví dụ như những nốt nhạc đều là những nốt tròn, anh em chơi nhạc sẽ biết nhau – như một vòng tròn vậy, rồi trong lý thuyết âm nhạc có vòng số 5 và vòng số 4... Vì thế tôi đặt tên cho minishow đó là Vòng tròn. Trong đêm nhạc, ban nhạc đứng dưới sân khấu theo vòng tròn cùng với khán giả, ban nhạc sẽ chơi và mọi người đứng xung quanh. Và khi làm được những điều mình mong muốn, tôi đã mất ngủ mấy ngày vì quá vui và hạnh phúc.
Về Việt Nam tôi thấy rất vui khi mình đã làm được những điều ấp ủ bấy lâu. Ngoài ra tôi cũng đang đóng vai trò sản xuất và tham gia chơi saxophone với các bạn nghệ sỹ trẻ. An Trần chỉ mong mọi người hãy đợi thêm một chút xíu, bởi đến tháng 12 tôi sẽ lại về và tham gia các hoạt động âm nhạc tại Việt Nam. Tôi rất thích về VN nên cứ khi nào có dịp là tôi lại về, vì tôi muốn đóng góp vào sự phát triển của âm nhạc nói riêng, nghệ thuật nói chung của Việt Nam.