Cương lĩnh năm 2011 đã có sự phát triển cả về mặt lý luận và thực tiễn

Chia sẻ
(VOV5) - Cương lĩnh vẫn là ngọn cờ tư tưởng lý luận, ngọn cờ chiến đấu và ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Những thành tựu của của đất nước sau 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội năm 1991, đặc biệt trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, khẳng định, qua 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) đã có sự phát triển cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, 10 năm qua, Việt Nam tiếp tục phát triển cụ thể hóa những nội dung chủ yếu như cụ thể hóa các đặc trưng của Chủ nghĩa Xã hội, cụ thể hóa phương hướng và đặc biệt là về các mối quan hệ lớn. Cương lĩnh vẫn là ngọn cờ tư tưởng lý luận, ngọn cờ chiến đấu và ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh.

Cương lĩnh năm 2011 đã có sự phát triển cả về mặt lý luận và thực tiễn - ảnh 1 Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương.
Ảnh: laodong.vn

Nhìn ở góc độ xây dựng đảng, hệ thống chính trị, Giáo sư - Tiến sĩ Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực, Hội đồng Lý luận Trung ương, cho rằng: Trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh, đặc biệt trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được triển khai quyết liệt, có nhiều chuyển biến tích cực. Tổ chức đảng từ trung ương đến cơ sở được kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ được xác định rõ ràng hơn; nội dung, phương thức hoạt động và sinh hoạt được tiếp tục đổi mới.  

Xây dựng Đảng được chú trọng cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức, đạo đức gắn với việc đổi mới công tác cán bộ, tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận, công tác dân vận, triển khai sâu rộng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nêu cao trách nhiệm và vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đến cấp ủy cơ sở.

Cương lĩnh năm 2011 đã có sự phát triển cả về mặt lý luận và thực tiễn - ảnh 2Giáo sư - Tiến sĩ Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực, Hội đồng Lý luận Trung ương. Ảnh:  laodong.vn

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Chuẩn, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, thành quả xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị theo định hướng của Cương lĩnh là nhân tố hàng đầu bảo đảm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực to lớn phát triển đất nước.  

Những thành tựu của của đất nước sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991, đặc biệt trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử là kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.  

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, Cương lĩnh tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu