Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế ký Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người di cư. Ảnh: IOM |
Theo kế hoạch, Đề án sẽ triển khai tại 15 tỉnh với 60 điểm sơ cấp cứu và tổng kinh phí dự kiến là 60 tỷ đồng (2,4 triệu USD).
Việc triển khai Đề án có vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện tại, nhằm giải quyết những khó khăn, hạn chế trong quá trình sơ, cấp cứu, đồng thời, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng về kiến thức và kỹ năng sơ, cấp cứu. Đề án được thực hiện với mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân và đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Đề án đặt ra ba mục tiêu trọng tâm: Nâng cao nhận thức của người dân về sơ cấp cứu; đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chữ thập đỏ đạt chuẩn; phát triển các trạm, điểm sơ cấp cứu đạt chuẩn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, việc thành lập các đội tình nguyện viên sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có tai nạn, thương tích cũng được chú trọng.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, khiến tần suất các thiên tai, thảm họa gia tăng, làm tăng nguy cơ thương tích và tử vong trong cộng đồng. Tuy nhiên, hoạt động sơ cấp cứu hiện nay của ngành Y tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt do thiếu nhân lực có kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản, cũng như thiếu trang thiết bị sơ cấp cứu ở những vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.