Sẵn sàng trả mức lương cao tới 6-7 triệu đồng/tháng nhưng rất nhiều gia đình tại Hà Nội hiện nay vẫn không thể tìm được một người giúp việc nhà vừa ý, chuyên nghiệp, chăm chỉ, gắn bó lâu dài. Đó là tâm sự của khá nhiều gia đình ở Hà Nội. Chị Nguyễn Thị Minh (38 tuổi, tại Mai Động, Hoàng Mai) chia sẻ: một số người giúp việc không có kinh nghiệm chăm sóc nhà cửa, con cái, cơm nước.Chị Minh, chị Xuân Hồng (42 tuổi, khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội) cho biết, người giúp việc của gia đình chị cũng vừa nghỉ việc để đi làm cho nhà khác với mức lương cao hơn.
Nhiều người lao động chưa coi giúp việc là một nghề. Ảnh: vneconomy.vn |
Những ngày cận Tết, nếu ở lại làm thì tiền công trả riêng theo ngày, bằng với giá ở trung tâm là 700 nghìn/ngày, coi như là thưởng thêm. Thế nhưng nhiều người giúp việc vẫn bỏ để tìm một nơi khác có mức lượng cao hơn. Đặc biệt, nếu tìm người giúp việc qua các trung tâm môi giới, thì phải trả cho những cơ sở này một nửa giá tiền lương của người giúp việc. Bà Ngô Thị Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng, cho biết, đa số người lao động chưa ý thức được đây là một nghề, họ mới chỉ nghĩ rằng đây là công việc thời vụ lúc nông nhàn, không có tính chất bền vững. Hiện nay lao động giúp việc ở Việt Nam chủ yếu vẫn làm việc dựa trên thói quen, kinh nghiệm, đào tạo chớp nhoáng, dẫn đến chưa đáp ứng tốt yêu cầu của các chủ gia đình. Theo Luật Lao động, giúp việc gia đình được coi là một nghề, người sử dụng lao động và người lao động phải ký kết hợp đồng lao động để mang tính ràng buộc, tránh những hệ lụy tiềm ẩn cho cả hai bên.