Sinh ra tại Hà Nam, lặn lội lên Yên Bái, Lào Cai lập nghiệp, vào đời bằng nghề công nhân cầu đường, thông tin lưu động ở các huyện vùng cao…
Gần năm chục năm vừa lao động vừa sáng tác, trở thành nhà văn, nhà thơ, nhà báo, Đoàn Hữu Nam gắn bó với Lào Cai như một cơ duyên, ẩn sâu trong đó là cái tình cái nghĩa đối với một vùng đất đầy biến động phức tạp và những con người nơi biên ải gan góc kiêu hùng trong dòng chảy kì vĩ của lịch sử.
Sau một loạt tiểu thuyết như: “Tình rừng”, “Dốc người”, “Trên đỉnh đèo giông bão”, “Thổ phỉ”, mới đây nhà văn Đoàn Hữu Nam cho ra mắt tiểu thuyết “Rễ người”, tiếp nối mạch đề tài về lịch sử đất và người vùng biên ải Lào Cai. Tác phẩm được trao giải A Cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và kí về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ IV, do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam.
Tại sao nhà văn lại đặt tên cuốn tiểu thuyết là “Rễ người”? Làm thế nào để nhà văn viết nên những trang văn giàu hình ảnh mang đậm cách nói, cách cảm, cách nghĩ của người Mông?
Nhà văn Đoàn Hữu Nam - Ảnh: vanhocsaigon |
Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
"Tôi lấy tên mà tôi rất thích "Rễ người", từ câu tục ngữ rất thâm thúy và nổi tiếng của người Dáy là Rễ cây ngắn rễ người dài. Câu tục ngữ này tôi cảm thấy thâm thúy lắm. Phàm là con người, nhất là người Á Đông ta, chân bước tới đâu thì quê hương ở đấy, cũng như rễ cây ngắn, rễ người dài" - Nhà văn Đoàn Hữu Nam