Vị thế của trí thức người Việt ở nước ngoài

Hân My
Chia sẻ
(VOV5) - Đây là nguồn lực quan trọng, có ảnh hưởng ở nước sở tại và có nhiều đóng góp cho quê hương.

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng lớn mạnh, cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, trong tổng số 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài,  số lượng trí thức kiều bào là 600 ngàn người, có trình độ từ đại học trở lên. Sống và làm việc ở nước ngoài, trí thức người Việt luôn đóng góp cho quê hương Việt Nam.  Đây là nguồn lực quan trọng, có ảnh hưởng ở nước sở tại và có nhiều đóng góp cho quê hương:

Nghe âm thanh tại đây:
Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh, giảng viên về vật liệu sinh học tại Viện nghiên cứu về Estman UCL, Luân đôn, Vương Quốc Anh. Chị có hơn 10 năm kinh nghiệm  nghiên cứu về vật liệu sinh học và tái tạo mô, sử dụng vật liệu polymer và ceramic tái tạo da và xương.
Vị thế của trí thức người Việt ở nước ngoài - ảnh 1TS Nguyễn Thụy Bá Linh

Chị đã giành nhiều giải thưởng y khoa quốc tế, có nhiều bài báo khoa học được xếp hạng. Sống ở nước ngoài, nhưng tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh lúc nào cũng tự hào mình là người Việt Nam và mong muốn đóng góp cho quê hương thông qua những hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học trong nước:Mình phát triển bản thân mình trước, chưa phải top đâu nên phải cố gắng hợp tác với Việt Nam, hướng dẫn sinh viên. Mình phải rèn luyện bản thân hơn nữa, học thêm nhiều thứ nữa. Mình mong muốn giúp được nhiều những việc lớn hơn cho quê hương, còn giờ thì mới làm được những việc nhỏ. Mặc dù quốc tịch Anh rồi, nhưng mình luôn tự hào gốc Việt Nam, mình đã làm được như vậy và mình là người Việt Nam

Vị thế của trí thức người Việt ở nước ngoài - ảnh 2GS-TS Phan Mạnh Hưởng

Hiện là giáo sư của Đại học Nam Floria, Hoa Kỳ, Giáo sư, tiến sĩ Phan Mạnh Hưởng là cái tên khá nổi trong vòng 10 năm trở lại đây trong giới khoa học vật liệu quốc tế bởi những công trình nghiên cứu, với hơn 300 bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế. Giáo sư tiến sĩ Phan Mạnh Hưởng là một trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nghiên cứu vật liệu nano siêu mỏng, vật liệu nano từ cho các ứng dụng điều trị ung thư. Hiện nay, giáo sư tiến sĩ Phan Mạnh Hưởng thường xuyên đi về hai nơi, kết nối các chuyên gia trong nước với nước ngoài. Anh chia sẻ: Mặc dù  diều kiện của Việt Nam chưa bằng được các nước tiên tiến, thậm chí các nước trong khu vực, nhưng nếu nhìn nhận khoảng 5 10 năm trở lại đây, có thể thấy sự thay đổi rất lớn về chính sách đối với các nhà khoa học. Ví dụ số lượng người Việt ở Mỹ tăng lên, quan hệ Việt-Mỹ tốt đẹp, đồng nghĩa số lượng du học sinh sang Mỹ ngày càng đông và đây là những điểm sáng,có sức ảnh hưởng. Các bạn trẻ có nhiều Diễn đàn gắn kết các bạn trẻ, kết nối các tổ chức lại với nhau

Vị thế của trí thức người Việt ở nước ngoài - ảnh 3TS Phạm Sỹ Hiếu

Không chọn ở lại nước ngoài, tiến sĩ Phạm Sĩ Hiếu, người Việt Nam duy nhất được nhận giải thưởng Challenge Doctorant cho nghiên cứu sinh có thành tích xuất sắc  về khoa học vật liệu cùng nhiều giải thưởng của các trường Đại học tại vương quốc Bỉ và Pháp, quyết định trở về quê hương. Anh hy vọng, Những kiến thức được học ở nước ngoài, anh đã áp dụng vào Việt Nam: Có nhiều yếu tố để quay về. Việc Việt Nam đang từng bước phát triển. Cơ hội trong ngành kỹ thuật cao thì triển vọng. Ở Việt nam, nguồn nhân lực vẫn còn rất thiếu nên các tập đoàn lớn họ tuyển dụng, chiêu mộ những trí thức từ nước ngoài về rất nhiều. Yếu tố gia đình luôn kiều bào mong muốn trở về

Họ là những gương mặt người Việt đã có nhiều đóng góp cho sở tại cũng như cống hiến cho quê hương theo những cách riêng của mình. Trong tổng số 6 triệu người Việt ở nước ngoài, con số 600 trí thức có trình độ từ đại học trở lên là nguồn lực vô cùng to lớn, ngày càng khẳng định vị thế trong môi trường tri thức toàn cầu. Trong hầu hết các lĩnh vực khoa học hiện đại, đều có sự góp mặt của các chuyên gia người Việt Nam tham gia nghiên cứu,làm việc. Họ có nhiều đóng góp quan trọng, giúp chuyển giao kiến thức, tiến bộ khoa học, đào tạo đội ngũ cán bộ, kết nối các chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia vào các dự án. Vị thế của trí thức kiều bào ngày càng được khẳng định. Ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài( Bộ Ngoại giao)  cho rằng:Tự hào trong vòng 20 năm qua, kiều bào ngày càng lớn mạnh. Lớn mạnh cả về số lượng, vị thế và tiềm năng. Kiều bào đóng góp trí tuệ cho đất nước. Kiều bào mang về đất nước đó là vị thế kiều bào ở nước ngoài, giá trị cộng đồng người Việt ở nước ngoài, hình ảnh văn hóa Việt Nam.

Nhận thức về vị trí, vai trò và sức ảnh hưởng của kiều bào với đất nước, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định phê duyệt Đề án “ Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới”. Đề án khẳng định, chính sách của Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng kiều bào nói chung, trí thức kiều bào nói riêng và luôn có cơ chế, chính sách ưu đãi, trọng dụng và thu hút nhân tài cho đất nước.  

Feedback