Kiều bào: cánh tay nối dài của Tổ quốc

Hân My
Chia sẻ
(VOV5) - Mỗi kỳ Hội nghị giúp cho kiều bào khắp nơi gắn kết nhau hơn, chia sẻ nhiều lĩnh vực hoạt động của mỗi cá nhân và tổ chức góp sức cho cộng đồng sở tại và hướng về quê hương.

Hơn 400 đại biểu kiều bào từ khắp nơi trên thế giới vừa cùng hội tụ tại một sự kiện lớn ở Hà Nội: Hội  nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4. Kết quả từ Hội nghị không chỉ là nơi đoàn kết, giao lưu của kiều bào mà từ đây, những mong mỏi của kiều bào sẽ là những vấn đề mà các ngành trong nước sẽ quan tâm để tháo gỡ. Ghi chép của Hân My:                                               Nghe âm thanh tại đây:

 

Ông Nguyễn Hài Nam, Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Pháp(ABViet France) là một trong số rất ít kiều bào tham dự cả 4 lần Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới. Ông có khá nhiều ý kiến từ sau mỗi lần Hội nghị. Theo ông, những chủ đề đưa ra, những kiến nghị, đề xuất của địa bàn Pháp và những địa bàn khác rất giống nhau. Đó là còn thiếu điều kiện triển khai các hoạt động, khó khăn trong cách thức vận động và kết nối cộng đồng, vấn đề tiếng Việt …

Kiều bào: cánh tay nối dài của Tổ quốc - ảnh 1Ông Hải Nam( ngoài cùng) và các thành viên ABViet France

Ông cũng như rất nhiều kiều bào quan tâm đến những bộ luật mới mà các cơ quan chức năng trong nước đưa ra:  Luật mới của Quốc hội mang tính thời sự là căn cước công dân. Đại diện bộ ngoại giao sang Pháp có giới thiệu luật mới có hiệu lực từ 1/7 vừa qua cung cấp căn cước công dân tại sân bay luôn. Trong đó, nếu những thủ tục hành chính chưa thông thoáng thì bà con khó mà về lại sinh sống, đầu tư hoặc mua bán nhà cho kiều bào Châu âu, Châu Mỹ…Những vấn đề chưa được giải quyết thì tôi chia sẻ ngay đến Bộ Ngoại giao. Việc giải quyết hiệu quả cũng là sự kêu gọi mạnh mẽ kiều bào về Việt Nam.

Những chuyên đề tại sự kiện như về trí tuệ nhân tạo, về cộng đồng doanh nghiệp, thu hút nguồn lực trí thức kiều bào.. là những nội dung kiều bào quan tâm. Là chuyên  gia về công nghệ thông tin, anh Trần Vinh Đan, kiều bào tại Mỹ bằng vốn tiếng Việt không nhiều cũng bày tỏ mong muốn của mình: Tôi làm công ty đang thiết kế chợ Bến Thành như ở Việt Nam, ở quận Cam, đa phần là người Việt. Tôi là giám đốc Công nghệ nên tôi cũng mong muốn kết nối được với các nhà đầu tư việt kiều…

Kiều bào: cánh tay nối dài của Tổ quốc - ảnh 2Chị Phạm MỸ Dung tại Nhà Quốc hội, Hà Nội

Là cô giáo dạy tiếng Việt ở Đài Loan(Trung Quốc), chị Phạm Mỹ Dũng cho rằng: Hội nghị kết thúc những sẽ mở ra nhiều sự hợp tác mới, tháo gỡ nhiều vướng mắc từ kiến nghị của kiều bào, qua đó, thúc đẩy đoàn kết cùng hỗ trợ nhau trong tương lai về vấn đề bảo tồn văn hóa tiếng Việt: Tôi kỳ vọng vào sự phát triển đoàn kết của người Việt ở Đài Loan nói riêng và kiều bào ở năm châu nói chung. Tất cả chúng tôi đều là người Việt. Khi mình truyền bá văn hoá, ngôn ngữ Việt Nam thì tôi cho đó là sứ mệnh. Suy nghĩ thế thì tôi tin tưởng, tất cả các anh chị em trên thế giới đều cùng chung suy nghĩ như tôi. Tiếng Việt còn lâ người Việt còn nên chúng tôi luôn đam mê truyền bá văn hóa Việt nhân rộng khắp nơi.. Hy vọng chính phủ nghe thấy tiếng lòng của kiều bào để hỗ trợ nhiều hơn nữa để chúng tôi thực hiện được điều đó

Mỗi kiều bào đều ý thức được mình là người Việt nên luôn đoàn kết xây dựng cộng đồng vững mạnh. Từ khoảng 4,5 triệu người ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2016, đến nay đã có hơn 6 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù hoạt động trong lĩnh vực  nào, kiều bào cũng ý thức và trách nhiệm đóng góp cho quê hương. Kiều bào trở thành nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong vòng hơn 30 năm qua, tổng lượng kiều hối chuyển về trong nước đạt hơn 200 tỷ USD, tương đương với lượng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng kỳ. Mỗi kỳ hội nghị là sự tổng kết, nhìn nhận lại đóng góp kiều bào cũng như lắng nghe đề xuất kiến nghị. Chị Vũ Thị Bích Diệp, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Italia bày tỏ, kết quả của Hội nghị sẽ giúp cho chị kết nối cũng như triển khai các phong trào của sinh viên cuả mình trong thời gian tới:Chúng tôi mong muốn học hỏi kiến thức công nghệ cao, một trọng tâm của đất nước, thúc đẩy thêm sự kiện giúp các bạn thanh  niên sinh viên tiếp thu kiến thức công nghệ cao ở sở tại và khi các bạn tốt nghiệp thì sẽ mang về đóng góp cho quê hương. Tôi có thể hiểu thêm các anh chị kiều bào hoạt động như thế nào, hiểu rõ hơn, lắng nghe mong muốn của thanh niên sinh viên Việt Nam tại Italia và định hướng được nhiều hoạt động.

Kiều bào: cánh tay nối dài của Tổ quốc - ảnh 3Vũ Thị Bích Diệp tại chương trình Gala nhân dịp Hội nghị người VN ở NN toàn thế giới lần thứ 4

Mỗi kỳ Hội nghị giúp cho kiều bào khắp nơi gắn kết nhau hơn, chia sẻ nhiều lĩnh vực hoạt động của mỗi cá nhân và tổ chức góp sức cho cộng đồng sở tại và hướng về quê hương. Đúng như  mong muốn của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong bài phát biểu tại Hội nghị: “Bà con đồng bào hãy đoàn kết, vững mạnh, góp phần vào củng cố vị thế của đất nước; trên cơ sở đó góp phần hỗ trợ cộng đồng có vị trí tốt hơn tại nước sở tại. Bà con đồng bào tiếp tục đề xuất những ý tưởng đột phá, sáng tạo, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển đất nước.

Feedback