Đại dịch COVID-19 bùng phát khiến ngành du lịch Việt Nam “chao đảo”. Tuy nhiên, với nỗ lực vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế, ngành du lịch Việt Nam đang dần lấy lại được đà bứt phá.
Ngay từ đầu năm 2022, Việt Nam tiếp tục thí điểm từng giai đoạn đón khách du lịch quốc tế để thích ứng với tình hình dịch bệnh trong bối cảnh mới. Số lượng du khách nội địa và quốc tế tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Mới đây, Chính phủ đồng ý mở cửa lại toàn bộ du lịch từ ngày 15/3 theo đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến các Bộ, ngành. Tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine vẫn là một trong những điều kiện quan trọng đối với khách nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam.
Quy định với khách quốc tế khi mở cửa du lịch hoàn toàn. Đồ hoạ: Tạ Lư/VNExpress |
Một số cuộc toạ đàm đã được tổ chức để trao đổi các vấn đề cấp thiết trong việc mở cửa nội địa và quốc tế một cách toàn diện, an toàn, hiệu quả đối với ngành du lịch Việt Nam.
Chiều ngày 18/2, UBND tỉnh Bình Định, Tổng cục Du lịch phối hợp cùng Tập đoàn FLC tổ chức Tọa đàm “Mở cửa an toàn, hiệu quả: Thời cơ vàng của du lịch Việt Nam” tại Trung tâm Hội nghị quốc tế FLC Quy Nhơn, TP Quy Nhơn. Ảnh: VOV |
Tại buổi Toạ đàm, các chuyên gia đóng góp ý kiến xây dựng lộ trình, giải pháp và sản phẩm kích cầu du lịch đặc biệt với thị trường quốc tế, nhằm đón đầu cơ hội mở cửa hoàn toàn trong thời gian tới. Ảnh: VOV |
Toạ đàm “Hàng không Việt mở lại bay quốc tế: động lực mới, cơ hội mới” được tổ chức chiều ngày 24/2. Tại buổi Toạ đàm, các đại biểu trao đổi, đóng góp ý kiến nhằm đưa ra bài học cho hàng không Việt Nam để tận dụng triệt để các cơ hội phát triển trong thời kì mới với các nhu cầu và xu hướng mới của hành khách. Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam |
Ông Bùi Minh Đăng (giữa) - Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không - Cục Hàng không Việt Nam: Việt Nam đã đặt vấn đề mở cửa các đường bay với các quốc gia theo lộ trình. Tính tới thời điểm hiện tại, hàng không Việt Nam mở lại bay quốc tế đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam |
Trong khuôn khổ tọa đàm đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa các hệ sinh thái của tập đoàn FLC và TD&T (Hàn Quốc) nhằm mở rộng kết nối đưa khách Hàn Quốc đến Việt Nam, trải nghiệm những sản phẩm của FLC. Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam |
Với độ phủ sóng vaccine ngày càng rộng, sức tàn phá của visus SARS-CoV-2 đang có dấu hiệu suy yếu, đặc biệt lượng tìm kiếm quốc tế đối với du lịch Việt Nam tăng nhanh từ đầu năm, nhiều sản phẩm kích cầu du lịch kết hợp các biện pháp phòng, chống dịch trong nước đang dần được triển khai.
“Sở Du lịch Hà Nội cùng với một số huyện có tiềm năng và thế mạnh như Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thường Tín, Gia Lâm, Đan Phượng… sẽ đầu tư xây dựng một số mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, cộng đồng theo hướng du lịch xanh; điểm đến du lịch gắn với di sản-di tích, làng nghề tại các quận, huyện, thị xã…,” Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết.
Du khách tìm hiểu nghề làm tương tại Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: VOV |
Toàn cảnh Cổ Loa, (Đông Anh, Hà Nội) tòa thành có niên đại cổ nhất Việt Nam nhìn từ trên cao. Ảnh: Mai Mai/Vietnam+ |
Năm 2022, Đà Nẵng đẩy mạnh công nghệ số giúp du khách trải nghiệm du lịch thực tế ảo. Ảnh: VOV |
Một điểm checkin đêm ở khu vực biển Mân Thái, Đà Nẵng. Ảnh: VOV |
Là một trong những địa phương chủ động đón đầu mở cửa du lịch, năm 2022, tỉnh Khánh Hoà tiếp tục triển khai phát triển liên kết vùng để đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phối hợp với các hãng hàng không mở rộng đường bay kết nối điểm đến để phát triển du lịch.
Khánh Hòa sẵn sàng cho việc mở cửa hoàn toàn đón khách du lịch quốc tế trong trạng thái bình thường mới. Ảnh: VGP/Minh Trang |
Thành phố biển Nha Trang, Khánh Hòa. Ảnh: VOV |
Cùng với những tín hiệu tích cực về gia tăng lượng tìm kiếm quốc tế đối với du lịch Việt Nam từ đầu năm và các kế hoạch thích ứng theo từng giai đoạn, Việt Nam dần trở thành điểm đến an toàn và đáng sống đối với du khách nước ngoài.