Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (ĐDSH) 22/5/2021 có chủ đề: “Chúng ta là một phần của giải pháp # Vì thiên nhiên”. Đây là thông điệp kêu gọi con người sống hài hòa với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên đối với các vấn đề toàn cầu như khí hậu, an ninh lương thực và nguồn nước, sinh kế bền vững cho con người.
Chủ đề được chọn để tiếp nối chủ đề xuyên suốt của năm 2020 “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”, như một lời nhắc nhở rằng đa dạng sinh học vẫn là giải pháp quan trọng, là một lựa chọn cho sự phát triển bền vững và con người là một mảnh ghép quan trọng trong các giải pháp đó. Các giải pháp của con người dựa vào thiên nhiên và bảo tồn ĐDSH là chìa khóa để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi và thích ứng ở một số khu vực quan trọng, bao gồm bảo tồn và phục hồi rừng và các hệ sinh thái trên cạn; bảo tồn và phục hồi tài nguyên nước ngọt, cũng như hệ sinh thái biển và đại dương, hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững. Công ước ĐDSH cũng nhấn mạnh, con người là một phần của thiên nhiên chứ không tách rời khỏi thiên nhiên.
Các chuyên gia thu thập mẫu thực vật trong rừng. Ảnh: Vườn Quốc gia Biduop - Núi Bà cung cấp |
Một con báo cheetah đực đang chống lại sự tấn công của đàn chó hoang châu Phi. Số lượng của cả hai loài này đang giảm rõ rệt. Hiện nay, chỉ còn gần 7000 con sống rải rác tại khu bảo tồn động vật hoang dã Zimanga Private Game Reserve, khu vực KwaZulu-Natal (Nam Phi). Ảnh: Peter Haygarth |
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Frontiers in Forest and Global Change (không bao gồm Nam Cực), các nhà khoa học nhận định chỉ 3% diện tích đất trên thế giới vẫn còn nguyên vẹn về mặt sinh thái, với các quần thể động vật nguyên thủy khỏe mạnh và môi trường sống chưa bị xáo trộn. Con số này cũng chỉ mang tính chất "ước tính tương đối". Nghiên cứu sử dụng bản đồ phạm vi sống của 7.000 loài từ Danh sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế. Hầu hết dữ liệu là của động vật có vú nhưng cũng bao gồm một số loài chim, cá, thực vật, bò sát và lưỡng cư.
Nạn phá rừng Amazon ở bang Mato Grosso, Brazil. Ảnh: Phys |
Cảnh quang thành phố Mexico với 20 triệu dân sinh sống. Nguồn: Bored panda |
Du khách lướt sóng trên đảo Java, Indonesia. Đi cùng với con sóng cuộn trào là vô vàn rác bẩn. Java là hòn đảo có đông dân sống nhất trên thế giới. Nguồn: Bored panda |
Thế giới đang trong cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, nhiều quần thể động vật hoang dã, từ sư tử đến côn trùng, đang lao dốc về số lượng cá thể, chủ yếu do mất môi trường sống. Một số nhà khoa học cho rằng đợt tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 trên Trái đất đang bắt đầu và sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với thực phẩm, nước sạch và không khí.
Công trường khai thác dầu ở sông Kern, bang California, Mỹ, bắt đầu hoạt động từ năm 1899. Khắp một vùng đất rộng lớn trơ trọi bóng cây và hàng nghìn mũi khoan dầu đâm sâu vào lòng đất, lấy nhiên liệu phục vụ con người. Nguồn: Bored panda |
Một con chim Albatross - một loại chim biển cỡ lớn - đã chết do ăn quá nhiều nhựa trong quần đảo Midway thuộc Bắc Thái Bình Dương. Nguồn: Bored panda |
Một số hành động khuyến cáo cho việc áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên chính là tiếp cận hệ sinh thái để giải quyết đồng thời các vấn đề về đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và suy thoái tài nguyên trong quá trình phát triển kinh tế. Chính phủ Việt Nam đang kêu gọi các tổ chức và người dân cùng chung tay hành động để bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái, “cái nôi” sinh tồn của hàng nghìn loài sinh vật, và là nguồn sống của hàng triệu người dân.
Thả động vật hoang dã về rừng. Nguồn: congthuong.vn |
Người dân tham gia dọn sạch rác ở Sơn Trà. Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn |
Nhân giống thành công loài lan gấm. Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn |
VOV5/ Lệ Chi - Tổng hợp