Sản phẩm dệt may Việt Nam xây dựng chiến lược dài hạn

Chia sẻ
(VOV5)- Từ đầu năm đến nay, dệt may tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là vào thị trường Mỹ, chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt hơn 4 tỷ USD.

(VOV5)- Từ đầu năm đến nay, dệt may tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là vào thị trường Mỹ, chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt hơn 4 tỷ USD.

Theo dự báo của Hiệp hội Thương mại Mỹ, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng cao và có khả năng dẫn đầu khối ASEAN trong tương lai. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận với thị trường Mỹ, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Các sản phẩm phải có chất lượng tốt, độc đáo, giá hợp lý hơn. Do chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu gia công theo đơn hàng, nên ít có khả năng cạnh tranh, giá trị thu về thấp. Hàng Việt Nam còn chịu sức ép chi phí vận tải và giao dịch cao, lại không được hưởng các ưu đãi về thuế suất.

Để đạt được mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ hai vào Mỹ, theo Bộ Công thương, ngoài việc đàm phán mở cửa thị trường; xây dựng thương hiệu quốc gia, hỗ trợ chi phí vận chuyển, chi phí xúc tiến thương mại…các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có chiến lược dài hạn trong việc nghiên cứu, cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chấp hành nghiêm túc các quy định của thị trường Mỹ.

Ngoài ra, nên thiết kế, đóng gói sản phẩm tiết kiệm nhất về thể tích; tăng giá trị hàng hóa để giảm chi phí vận tải; sử dụng thương mại điện tử trong khi giao dịch với các doanh nghiệp Mỹ, vì đây là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp vượt qua được nhiều rào cản thương mại nhất./.

Feedback