IMF đánh giá cao triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam

Chia sẻ
(VOV5) -Theo IMF, mức tăng trưởng cao như hiện nay của Việt Nam chính là nhờ vào các yếu tố nội tại.

Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực và nổi bật. Đây là khẳng định của ông Changyong Rhee, Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN nhân dịp Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ và làm việc với IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) từ ngày 25 – 27/06.

IMF đánh giá cao triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam  - ảnh 1Ông Changyong Rhee, Giám đốc của IMF phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh Đặng Huyền/Vietnam+ 

Theo ông Changyong Rhee, mặc dù mới đây IMF đưa ra dự báo năm nay tăng trưởng của Việt Nam chỉ đạt 6,6% nhưng kết quả của quý I vừa qua đã cao hơn dự báo. Tính đến nay, kết quả hoạt động kinh tế vẫn duy trì mạ nh mẽ, đặc biệt là dù tăng trưởng cao nhưng lạm phát vẫn được duy trì ở mức thấp tương đối.

Theo đại diện IMF, mức tăng trưởng cao như hiện nay của Việt Nam ngoài các yếu tố bên ngoài còn nhờ vào các yếu tố nội tại như sự cải thiện trong công tác đổi mới quản lý chính sách kinh tế của Việt Nam, thể hiện qua một số nỗ lực cải cách như các chính sách giảm thâm hụt tài khoá, các nỗ lực cải cách công tác quản trị doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hoá. IMF đánh giá đây là những cải cách chính sách quan trọng trong thời điểm này đối với Việt Nam.

Giám đốc IMF phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng nhấn mạnh Việt Nam là một thành viên rất quan trọng đối với IMF kể từ khi Việt Nam gia nhập IMF lần đầu tiên vào năm 1956. Đến nay, trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, quan hệ Việt Nam - IMF vẫn đang tiếp diễn một cách tốt đẹp và phía IMF mong rằng IMF có thể góp phần giúp Việt Nam phát triển thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao hơn, hoặc thậm chí là thu nhập cao trong thập niên tới.        

Feedback