Xây dựng dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc)

Chia sẻ
(VOV5) - Đài Loan (Trung Quốc) đang có nhiều chương trình chính sách và nhiều học bổng từ doanh nghiệp để hỗ trợ cho Việt Nam đào tạo nguồn nhân tài chất lượng cao.

Nhiều năm qua, Hiệp hội Phát triển Kinh tế - Văn hoá - Giáo dục Đài - Việt có nhiều hoạt động với các tỉnh, thành ở Việt Nam liên quan đến giáo dục nhằm mang đến nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, của Việt Nam và Đài Bắc (Trung Hoa) và của cả khu vực. Thông qua các chương trình, Hiệp hội mong muốn các mô hình có thể tạo ra những cán bộ nguồn, có trình độ kỹ năng chuyên môn cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Bà Ngô Phẩm Trân, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Kinh tế - Văn hoá - Giáo dục Đài - Việt, thông tin về các chương trình, hoạt động hợp tác về giáo dục giữa Hiệp hội với trong nước. 

Xây dựng dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) - ảnh 1Bà Ngô Phẩm Trân, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Kinh tế - Văn hoá - Giáo dục Đài - Việt.

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:

 

Phóng viên: Thưa bà, tọa đàm quốc tế “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội” vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở ra những cơ hội gì trong việc xây dựng những chương trình đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường Đại học hai bên?

Bà Ngô Phẩm Trân: Chương trình liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế văn hóa xã hội diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh đã mở ra những cơ hội hợp tác trong việc đào tạo nguồn nhân tài chất lượng cao cho Việt Nam.

Xây dựng dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) - ảnh 2Bà Ngô Phẩm Trân, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Kinh tế - Văn hoá - Giáo dục Đài - Việt, phát biểu khai mạc tọa đàm liên kết quốc tế. Ảnh: Lý Nguyên/hcmussh.edu.vn

Từ năm 2017 đến nay, rất nhiều nhà đầu tư công nghệ kỹ thuật cao của Đài Loan đầu tư vào Việt Nam. Chẳng hạn như những tập đoàn: Foxconn, Pegatron, Compal, v.v đã hầu như được Chính phủ phê duyệt dự án và đã đầu tư vào Việt Nam. Hai năm vừa qua do Covid nên nhiều nhà máy đã bị gián đoạn trong quá trình triển khai xây dựng và đi vào hoạt động. Nhưng từ năm 2022, sau khi Covid đã đi qua, hiện nay, các nhà đầu tư đang gấp rút để chuẩn bị hoàn thành, hoàn thiện nhà máy, xây dựng nhà máy và chuẩn bị đi vào hoạt động.

Xây dựng dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) - ảnh 3Tọa đàm diễn ra trong không khí làm việc nghiêm túc, tích cực, các bên liên quan đều thể hiện rõ nhu cầu tìm kiếm nhân tài và đưa ra mức đãi ngộ phù hợp - Ảnh: Lý Nguyên/ hcmussh.edu.vn.

Cho nên, nguồn nhân tài chất lượng cao, nhất là về những khối ngành kỹ thuật của Việt Nam, đang thiếu rất trầm trọng. Các nhà đầu tư cần những nhân tài từ cao cấp, trung cấp và từ những vị trí thấp hơn nữa. Nhưng theo nhận định của họ, từ trước đến giờ, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, cho nên với những ngành nghề ICT, nguồn nhân lực có phần khan hiếm. Do vậy, đây là nhu cầu xây dựng những chương trình liên kết đào tạo trong thời gian tới.

Phóng viên: Còn sự hợp tác giữa Hiệp hội Phát triển kinh tế văn hoá giáo dục Đài – Việt và Đồng Tháp trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong những năm gần đây ra sao, bà có thể đánh giá?

Bà Ngô Phẩm Trân: Hiệp hội Phát triển Kinh tế - Văn hóa - Giáo dục Đài - Việt đã hỗ trợ cho chính quyền tỉnh Đồng Tháp từ năm 2016, ký kết hợp tác với chính quyền huyện Tân Trúc, Đài Loan (Trung Quốc) và đưa rất nhiều sinh viên của tỉnh sang Đài Loan đào tạo theo nhu cầu của các nhà đầu tư Đài Loan vào Việt Nam, nhất là những khối ngành kỹ thuật công nghệ cao.

Xây dựng dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) - ảnh 4Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp ký kết hợp tác với các trường Đại học ở Đài Loan (Trung Quốc).

Thời gian qua đã có rất nhiều học sinh được đào tạo, ra trường và hiện nay nhiều học sinh đã tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo nguyện vọng của các học sinh, các em mong muốn sau khi tốt nghiệp ra trường mong muốn ở lại Đài Loan làm việc khoảng 3 năm. Sau 3 năm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn hơn ở Đài Loan, các em đều có nguyện vọng sẽ quay trở lại Việt Nam.

Sắp tới đây, Hiệp hội cũng sẽ song hành với chính quyền tỉnh Đồng Tháp để hỗ trợ xây dựng những chiến lược thu hút nhân tài trở lại, đáp ứng với theo kế hoạch, chính sách ban đầu là đào tạo nguồn nhân tài chất lượng cao cho Việt Nam.

Phóng viên: Việc triển khai các dự án hợp tác giáo dục giữa Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong việc phát triển kinh tế hai bên cũng như đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực lao động tại Đài Loan?

Bà Ngô Phẩm Trân: Về việc triển khai các dự án đào tạo nguồn nhân tài chất lượng cao cho Việt Nam, theo cá nhân tôi, đây là một cách cơ hội và một thời cơ rất tốt cho Việt Nam trong quá trình từ nền kinh tế truyền thống chuyển sang nền kinh tế công nghệ kỹ thuật cao. Vì hiện nay rất nhiều nhà điện tử lớn của Đài Loan đang đầu tư vào Việt Nam. Và đây cũng là một cơ hội để chúng ta đưa nền kinh tế phát triển.

Song song đó, Đài Loan (Trung Quốc) đang có nhiều chương trình chính sách và nhiều học bổng từ doanh nghiệp để hỗ trợ cho Việt Nam đào tạo nguồn nhân tài chất lượng cao. Đây là một cơ hội để chúng ta có được nguồn nhân tài chất lượng cao. Đó cũng là một chìa khóa rất quan trọng để thu hút các nhà đầu tư vào Việt Nam. Vì theo nhận định của các nhà đầu tư Đài Loan, ở đâu có con người đáp ứng được cho chúng tôi thì nơi đó chúng tôi sẽ thẩm định và chọn nơi dừng chân và chọn ở lại đầu tư.

Tôi nghĩ rằng trong chương trình đào tạo nguồn nhân tài chất lượng cao cho Việt Nam là một chìa khóa, là một dấu mốc rất quan trọng để thu hút các nhà đầu tư của Đài Loan đến với Việt Nam

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn bà!

Feedback