Tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Chia sẻ
(VOV5) - Sáng 30/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan về dự thảo đề xuất của Chính phủ về chương “Chính quyền địa phương” trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

(VOV5) - Sáng 30/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan về dự thảo đề xuất của Chính phủ về chương “Chính quyền địa phương” trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 - ảnh 1


Qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng mô hình tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nảy sinh nhiều bất cập trong thực tế. Cơ cấu và nhân sự của các cơ quan chuyên môn tại các địa bàn hầu như được đồng nhất trong khi yêu cầu quản lý nhà nước lại khác nhau.


Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã triển khai thực hiện thí điểm bước đầu thực hiện mô hình này. Qua tổng kết, nhìn chung hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương được ổn định, hiệu lực, hiệu quả quản lý được duy trì, quyền đại diện của người dân được đảm bảo. Bà Hoàng Thị Ngân, Vụ tổ chức hành chính nhà nước và công vụ, Văn phòng Chính phủ, nêu ý kiến: “Trong báo cáo thí điểm đưa ra hai phương án là: nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường thì nơi đó là 1 cấp ngân sách. Nhưng theo tinh thần chúng ta xây dựng ở đây thì tôi thấy rằng nơi nào có cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì nơi đó mới là 1 cấp ngân sách. Tôi nhất trí với mô hình lưỡng cấp chính quyền và tam cấp quản lý. Cái lợi của nó là không tạo ra sự thay đổi quá đột ngột, đồng thời có cơ sở thực tiễn của việc thí điểm từ tháng 4 năm 2009 đến nay”.


Nhiều ý kiến nhấn mạnh Hiến pháp cần tạo nền tảng pháp lý về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong hệ thống hành chính quốc gia thống nhất./.

Feedback