Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của phụ nữ. Trong thời điểm khó khăn, Hội phụ nữ đã tập huấn, hỗ trợ các chị tham gia chuyển đổi số. Bản thân mỗi người phụ nữ cũng cố gắng học hỏi, tiếp cận công nghệ mới để đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh, đồng thời thay đổi cuộc sống vào thời gian dịch bệnh vẫn đang phức tạp. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu hiệu quả của các chương trình hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số:
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Chia sẻ của bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tại Diễn đàn chuyển đổi số cho thấy, dịch bệnh và giãn cách xã hội đã khiến phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng cũng đúng vào thời điểm đó, các chị đã tìm ra được cách để vượt khó, chuyển đổi từ hoạt động trực tiếp sang trực tuyến với việc tiếp cận các nền tảng công nghệ số. Bà Lê Kim Anh cho biết:"Với sự chuyển đổi từ trực tiếp sang trực tuyến có thể nói chị em có nhiều nhu cầu như hỗ trợ con học trực tuyến hay hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, mua bán trên nền tảng trực tuyến. Đặc biệt, với phụ nữ kinh doanh nhỏ thì chị em có nhu cầu lớn trong việc quang bá, tiêu thụ sản phẩm. Không phải chỉ là góc độ tổ chức mà nhu cầu của chị em bán hàng online lớn. Các chị có thể bán xôi, bán bánh cuốn, làm bánh. Chị em chỉ là làm nội trợ bây giờ bán hàng online. Chị em nông dân trồng rau và đưa lên trang mạng bán hàng".
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPNVN Hà Thị Nga phát biểu tại tọa đàm hỗ trợ phụ nữ. Ảnh: Hội LHPNVN
|
Đối với phụ nữ ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thì việc tiếp cận công nghệ rất khó khăn. Đây là nhóm phụ nữ ít tự tin và ít tham gia vào thị trường, hoạt động kinh tế nhưng đổi lại, các chị lại là những người luôn khát khao học hỏi. Bà Vũ Thị Quỳnh Anh, Phó Cố vấn trưởng Dự án GREAT về bình đẳng giới chia sẻ về dự án hỗ trợ phụ nữ ở các tỉnh miền núi và có nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số như Lào Cai, Sơn La vào thời điểm dịch như sau: "Modul đào tạo cho phép phụ nữ dân tộc thiểu số học theo cách thức sản xuất mới. Phần mềm video clip giúp quy trình sản xuất. Họ ghi chép lại như nhật ký điện tử để chứng nhận chất lượng. Đào tạo trực tuyến giúp chị em tham gia, các thành viên tham gia. Lựa chọn giải pháp số giải quyết chuỗi du lịch, quản lý sản xuất những vấn đề nông dân gặp phải về thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm chi phí".
Các diễn giả tham gia toa đàm chuyển đổi số trực tuyến |
Đối với nhóm phụ nữ là chủ các doanh nghiệp, Dự án GREAT cũng có cách thức hỗ trợ riêng để các chị có thể quảng cáo sản phẩm và đưa ra thị trường. Đặc biệt, giúp nhiều doanh nghiệp thay đổi hình thức kinh doanh và các sản phẩm phù hợp với thời kỳ dịch bệnh. Bà Vũ Thị Quỳnh Anh cho biết thêm:"Hỗ trợ cho họ áp dụng kỹ thuật marketting hiệu quả. Thúc đẩy phụ nữ doaanh nghiệp tham gia thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp nhỏ quy mô tổ hợp tác. Thông qua đào tạo, huấn luyện giúp họ đăng ký sản phẩm, bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Phát triển dịch vụ hỗ trợ tại địa phương qua sàn Lazada, vỏ sò, sen đỏ, hỗ trợ kỹ năng bán hàng. Tổ chức dịch vụ hậu cần. Chuyển đổi mô hình kinh doanh bình thường sang kinh doanh số, quản lý tài chính, kết nối".
Hiệu quả của việc tiếp cận công nghệ mới với các nền tảng công nghệ số đã giúp cho phụ nữ vượt qua được những rào cản để vươn lên trong cuộc sống, đảm bảo kinh tế, việc làm. Hội Liên hiệp phụ nữ với vai trò cầu nối đã giúp các chị có những kỹ năng, kiến thức tiếp cận các nền tảng công nghệ. Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội thông tin:"Hội là cầu nối thông qua trang thông tin, diễn đàn kết nối hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Quý 3, giúp chị em tiêu thụ 870 tấn nông sản sạch. Chúng tôi đã tổ chức hoạt động hỗ trợ chị em kỹ năng bán hàng trực tuyến. Hỗ trợ chị em có kiến thức tiếp cận công nghệ thông tin. Sử dụng trang chợ nhà mình giúp chị em lên đó quảng bá kết nối tiêu thụ sản phẩm. Bản thân Hội cũng phải thay đổi, chuyển sang hình thức trực tuyến đem lại hiệu quả kinh tế, tác động tới phụ nữ rất nhiều".
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tại chương trình. Ảnh: Hội LHPNVN
|
Nhờ sự hỗ trợ của Hội mà các chị đã có kỹ năng đặt hàng, bán hàng qua mạng, có kiến thức hỗ trợ con học trực tuyến, đồng thời thúc đẩy các chị sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có nhiều ý tưởng khởi nghiệp. Khẳng định về hiệu quả của các chương trình hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số, ông Nguyễn Minh Vũ, thứ trưởng Bộ ngoại giao cho biết: "VN bắt đầu bước vào thích ứng an toàn và phụ nữ đóng vai trò quan trọng. Qua đại dịch, sức ép đối với phụ nữ càng lớn thì sức bật vượt qua khó khăn của phụ nữ càng mạnh. Chuyển đổi số giúp phụ nữ mở rộng hơn, tăng cơ hội tham gia vào nhiều vị trí quản lý và vươn lên".
Ông Lê Văn Thanh, Ban Hợp tác Phát triển, Phái đoàn EU tại Việt Nam. Ảnh: Hội LHPNVN |
Để việc hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số hiệu quả hơn, cần có sự phối hợp với các ngành chức năng thực hiện chương trình. Bà Phạm Thị Ngọc Quyên, Phó giám đốc Sở thông tin và truyền thông tỉnh Quảng Nam đề xuất: "Trung ương Hội tham khảo để có chương trình hành động của phụ nữ về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số. Đối với Quảng Nam, đưa vào chương trình hành động chuyển đổi số từ dưới lên, từ cấp xã. Đặc biệt, tập trung tuyên truyền, đào tạo và tập huấn nâng cao ý thức của người dân về chuyển đổi số".
Đại dịch đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho cuộc sống của người dân, trong đó phụ nữ là lực lượng chịu tác động không nhỏ. Đại dịch cũng đã chứng tỏ bản lĩnh và ý chí quyết tâm thay đổi, tiếp cận với công nghệ mới, các chương trình chuyển đổi số để giúp chị em tự tin hơn và có nhiều ý tưởng sáng tạo trong cuộc sống.