Chủ động ứng phó bão Nakri - bão số 6

Chia sẻ
(VOV5) - Tại miền Trung, các tỉnh đang khẩn trương kêu gọi tàu thuyền nhanh chóng trở về đất liền, tìm nơi neo đậu an toàn. 

Sáng 08/11, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai  tổ chức cuộc họp về ứng phó bão Nakri dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Ban chỉ đạo.

Theo nhận định chung, bão Bakri có hướng di chuyển phức tạp, cộng thêm không khí lạnh sẽ gây ra mưa lũ kèm theo bão cực đoan hơn. Dự báo, đêm ngày 10/ 11 bão sẽ đổ bộ đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa. Trên đất liền, gió mạnh và mưa lớn sẽ xuất hiện tại các tỉnh thành phố từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận và Tây Nguyên.

Chủ động ứng phó bão Nakri - bão số 6 - ảnh 1Người dân gia cố, chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó với bão số 6 Nakri.
Ảnh:
 VOV.VN

Trước diễn biến phức tạp của bão, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh các địa phương phải quyết liệt trong chỉ đạo, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó bão; đảm bảo an toàn tính mạng người dân, tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Đồng thời đảm bảo an toàn cho khách du lịch trên các đảo. Đặc biệt, phải ứng phó mưa lớn trước, trong và sau bão; đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở các khu vực miền núi và trung du. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ:

"Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cùng với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục thông tin kịp thời đến người dân để biết và chủ động ứng phó. Chúng ta làm thế nào không để bất ngờ và bị động, giảm thiểu thiệt hại của người dân và Nhà nước.

Trong khi đó, tại miền Trung, các tỉnh đang khẩn trương kêu gọi tàu thuyền nhanh chóng trở về đất liền, tìm nơi neo đậu an toàn. Sáng 08/11, hầu hết các tàu cá đánh bắt xa bờ của tỉnh Quảng Ngãi đã trở về đất liền. Tại huyện Bình Sơn, 500 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ cũng đang trên đường vào đất liền tránh trú.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: "Số tàu thuyền ở ven bờ đã được sắp xếp về nơi neo đậu an toàn. Số tàu thuyền đánh bắt xa bờ ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì chúng tôi thông báo đường đi của bão để tàu thuyền thoát khỏi vùng nguy hiểm và khẩn trương tìm nơi tránh trú an toàn."

Tại tỉnh Bình Định, sáng 08/11, lãnh đạo tỉnh đã cử nhiều đoàn công tác xuống các địa phương trực tiếp chỉ đạo công tác đối phó với bão. Tỉnh yêu cầu thành phố Quy Nhơn có biện pháp di dời các nhà dân nằm sát bờ kè Nhơn Hải. Sáng cùng ngày, lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã yêu cầu các chủ hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn có kế hoạch điều tiết lũ hợp lý, xả lũ đúng lưu lượng, đúng thời điểm..

Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, đề nghị:"Yêu cầu các hồ thủy điện, thủy lợi phải xả theo lộ trình bắt đầu khi có bão và khi mưa để đảm bảo quy trình xả lũ theo thực tế, đảm bảo khả năng chứa nước."

Cùng ngày, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa yêu cầu sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh thông báo cho học sinh, sinh viên nghỉ học trong 2 ngày 10 và 11/11 để tránh bão.

TH: Vĩnh Phong

Duyệt: Lãnh đạo Ban

# Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng Chính phủ phục vụ, kiến tạo; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Chiều 8/11, phát biểu làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp dự báo Việt Nam đạt và vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Những kết quả này sẽ cao hơn nữa nếu tất cả cùng hành động quyết liệt để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của nền kinh tế. Về một số dự án trọng điểm Quốc gia trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định:       V6 08/11 TDDN ONG PHUC 1

BăngVề  dự án sân bay Long Thành và đường bộ cao tốc Bắc -  Nam phía Đông, đây là những dự án đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn vốn. Chính phủ đã và đang tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Thủ tướng đã báo cáo Quốc hội, tỉnh Đồng Nai đã cam kết bàn giao mặt bằng vào đầu năm 2020 để khởi công vào đầu năm 2021; hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025. Đối với 11 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc -  Nam phía Đông, trong số 3 dự án đầu tư công thì đã khởi công 1 dự án, 2 dự án còn lại sẽ triển khai trong quý IV năm nay. 8 dự án theo hình thức PPP chuyển sang đấu thầu trong nước, sẽ triển khai xây dựng vào giữa năm 2020.

Về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo, quyết tâm sớm hoàn thành các tuyến đường bộ quan trọng kết nối các địa phương trong vùng; đặc biệt cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được ưu tiên bố trí đủ vốn và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2021; dự án cầu Mỹ Thuận 2 sẽ triển khai quý 1/2020 và đoạn cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ cũng sớm được thực hiện. Ngoài ra, Chính phủ đã có kế hoạch bố trí 16.700 tỷ đồng cho các dự án phát triển đồng bằng Sông Cửu Long, sẽ kiến nghị Quốc hội tiếp tục bố trí đủ 3.400 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương trong vùng.

Theo Thủ tướng, tại kỳ họp, các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự quan tâm, lo lắng trước các hành vi vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ:    V6 08/11 TDDN ONG PHUC 2

BăngDưới sự lãnh đạo của Đảng, các căn cứ pháp lý, thời gian qua Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, quyền chủ quyền trên vùng biển. Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai hoạt động thực thi pháp luật bằng giải pháp phù hợp, "dĩ bất biến, ứng vạn biến" bảo đảm môi trường phát triển hòa bình, nhưng kiên quyết không nhân nhượng với các hành vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông. Đồng thời Việt Nam cũng tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của bạn bè quốc tế, của những quốc gia và lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý.

Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục rà soát, bãi bỏ và giảm các danh mục ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh; thông qua, bổ sung sửa đổi Luật đầu tư… để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu mọi cấp, ngành phải hoạt động với phương châm phục vụ, kiến tạo; cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh… trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng cũng khẳng định: Nguồn lực phát triển lớn nhất của đất nước chính là con người, là gần 100 triệu người dân Việt Nam. Đảng và Nhà nước cùng cả hệ thống chính trị cam kết luôn nỗ lực chăm lo cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe, được học hành, có việc làm. Mỗi người dân Việt Nam đều cơ hội thực hiện khát vọng làm giàu hợp pháp, phát triển khả năng trên chính mảnh đất quê hương./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu