Năm Nhâm Dần bàn về hình tượng “Chúa sơn lâm” trong văn hóa các nước châu Á

Chia sẻ
(VOV5) - Hổ là một trong 12 linh vật theo lịch phương Đông, là con vật dũng mãnh, biểu tượng của sức mạnh vô song, có uy quyền nhất, 

Năm Nhâm Dần với hình tượng “Chúa tể sơn lâm” sẽ gắn bó với mỗi người, mỗi nhà tại châu Á. Theo đó, hổ Mã Lai là biểu tượng của Malaysia, tượng trưng cho lòng dũng cảm và sức mạnh của con người Malaysia. Hổ Bengal hay Hổ hoàng gia Bengal được tuyên bố là con vật biểu tượng quốc gia của Ấn Độ.

Năm Nhâm Dần bàn về hình tượng “Chúa sơn lâm” trong văn hóa các nước châu Á - ảnh 1Người dân tham quan Di tích Cố đô Huế dịp đầu xuân Nhâm Dần 2022. Ảnh: VOV

Hổ Bengal cũng được sử dụng trong các mặt trận văn hóa khác nhau như biểu tượng quốc gia, logo, thể thao, phim ảnh và văn học và cũng được sử dụng làm biệt danh cho các nhân vật nổi tiếng ở Ấn độ, Pakistan...Trong văn hoá Trung Quốc, hổ là động vật duy nhất được người ta ghép đôi với rồng - một loài hư cấu tượng trưng cho quyền lực của tự nhiên. Trong lịch sử và văn hóa Hàn Quốc, hổ vừa được dân gian tôn làm thần giám hộ, vừa là biểu tượng của uy dũng và quyền lực, vừa giúp con người tránh được vận hạn và đem đến nhiều phúc lộc.

Trong văn hoá Việt Nam, hổ là một trong 12 linh vật theo lịch phương Đông, là con vật dũng mãnh, biểu tượng của sức mạnh vô song, có uy quyền nhất, buộc tất cả các loài thú trong núi rừng phải khuất phục. Cùng với tiến trình lịch sử, văn hóa Việt Nam, hình tượng hổ có những diễn biến và ý nghĩa tương ứng, từ ý nghĩa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, biểu tượng vương quyền đến văn học, mỹ thuật… 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu