Xây dựng nền văn học nhân văn, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc

Chia sẻ
(VOV5) - Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, văn học Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên con đường hiện đại hóa và hội nhập văn học với thế giới. 

(VOV5) - “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế” là chủ đề hội thảo khoa học do Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức sáng nay, nhằm đánh giá thành tựu và những vấn đề đang đặt ra cho văn học Việt Nam sau 30 năm đổi mới.

Xây dựng nền văn học nhân văn, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc - ảnh 1
Toàn cảnh buổi hội thảo (Ảnh: Phương Thúy/VOV Online)

Theo báo cáo tại hội thảo, sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, văn học Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên con đường hiện đại hóa và hội nhập văn học với thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, văn học thời kì đổi mới vẫn chưa có những kết tinh nghệ thuật tầm cỡ và những công trình khoa học xã hội và nhân văn bề thế, sâu sắc. 

Tại hội nghị, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn học, kiến nghị: "Chúng ta phải phân biệt rõ ràng đâu là những tác phẩm đồng hành với đổi mới, nhất là đổi mới trên tinh thần  hội nhập. Đã là hội nhập thì phải có tiêu chí của hội nhập của khu vực và của văn học quốc tế. Đây là một vấn đề mấu chốt đặt ra trong hội thảo, cũng như trong việc chúng ta tổng kết lại một giai đoạn văn học đổi mới, để hướng đến một nền văn học đi đúng quỹ đạo, đảm bảo những giá trị văn học dân tộc".

Các đại biểu tham dự hội thảo thảo luận về 6 giải pháp để xây dựng nền văn học nhân văn, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc trong thời gian tới, trong đó chú trọng tự do sáng tác, thử nghiệm của nhà văn, tăng cường mở rộng giao lưu văn hóa, đẩy mạnh công tác dịch thuật; đầu tư thích đáng cho văn học./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu