Nhà văn Uông Triều “Thế mạnh của tiếng Việt là khi nhà văn dụng công sẽ tạo ra nhịp điệu của một bản nhạc“

Chia sẻ
(VOV5) - Đó là một phần chia sẻ của nhà văn trẻ Uông Triều về tập truyện ngắn mới nhất "Bỏ hoang phố cổ" của anh.
Nhà văn Uông Triều “Thế mạnh của tiếng Việt là khi nhà văn dụng công sẽ tạo ra nhịp điệu của một bản nhạc“ - ảnh 1 Nhà văn Uông Triều. - Ảnh: toquoc.vn

Uông Triều là nhà văn trẻ ghi dấu ấn ở các tác phẩm viết về lịch sử, qua các tập truyện ngắn và tiểu thuyết như “Tưởng tượng và dấu vết”, “Sương mù tháng giêng”, “Người mê”, “Đôi mắt Đông Hoàng”…Mới đây anh cho ra mắt tập truyện ngắn có cái tên khá lạ vừa mang dáng dấp lịch sử vừa hiện đại: “Bò hoang phố cổ”, do NXB Văn học ấn hành.

Nhà văn Uông Triều “Thế mạnh của tiếng Việt là khi nhà văn dụng công sẽ tạo ra nhịp điệu của một bản nhạc“ - ảnh 2 Tập truyện "Bỏ hoang phố cổ"

Cái tên “Bò hoang phố cổ” nó gợi lên điều gì? Truyện ngắn lịch sử nhà văn Uông Triều đã ghi dấu ấn, vậy với những truyện ngắn hậu hiện đại được anh thể hiện ra sao? Lối viết dung dị, ngôn ngữ chắt lọc, những câu văn ngắn là thế mạnh của nhà văn trẻ này liệu có được phát huy ở tập truyện này? Các nhân vật trong tập truyện hầu như không có tên, bồ thì gọi là Bồ, sếp thì gọi là Sếp, vợ thì cứ gọi là Vợ. Điều đó mang đến cho câu chuyện một âm hưởng như thế nào.…Cuộc trò chuyện sau đây giữa phóng viên Nguyễn Vũ Hà và nhà văn Uông Triều phần nào giúp các bạn có câu trả lời.

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:

Mười một tác phẩm trong tuyển tập này, đại diện cho hai dòng chảy khác biệt trong văn chương của nhà văn Uông Triều. Một bên là những truyện ngắn hậu hiện đại mang màu sắc mới mẻ, soi tỏ muôn mặt của đời sống. Dòng chảy còn lại là các truyện ngắn lịch sử với lối viết “giải thiêng” độc đáo và mang nặng suy tư. Đằng sau lớp bụi mờ của thời gian, có những nỗi buồn chưa bao giờ khuây khỏa.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu