Năm cửa ô như một biểu tượng của Hà Nội trong văn học nghệ thuật

Nguyễn Trương Quý
Chia sẻ
(VOV5) - Những lời thơ hay bài ca chung đúc một cảm thức không gian Hà Nội đã láy lại hình tượng năm cửa ô nhiều lần, đến độ tựa như một mỹ danh tuyên truyền...
Sự thực là Hà Nội có khá nhiều cửa ô trong quá khứ, nhưng rút cục con số 5 vẫn trở thành một số đếm mang tính quy ước, giống như “36 phố phường”, những con số được biểu tượng hóa để thành biểu tượng của Hà Nội. 
Năm cửa ô như một biểu tượng của Hà Nội trong văn học nghệ thuật - ảnh 1Ô Quan Chưởng và Ô Cầu Dền cuối những năm 1880. Ảnh: Dieulefils.

Biến chúng thành biểu tượng chính là nhờ cách kể chuyện của các sản phẩm truyền thông văn hóa trong thời cận đại như bài hát Tiến về Hà Nội, cho dù là một bài hát tuyên truyền có màu sắc lãng mạn. Từ khung cảnh trùng điệp “lớp lớp đoàn quân tiến về” được vẽ nên, cửa ô đã trở thành một khải hoàn môn.

Năm cửa ô như một biểu tượng của Hà Nội trong văn học nghệ thuật - ảnh 2Nhà văn Nguyễn Trương Quý tại Ô Quan Chưởng - hình ảnh từ phóng sự Câu chuyện biểu tượng mùa thu Hà Nội của VTV3.
Nghe âm thanh bài viết tại đây qua giọng đọc PTV Sơn Tùng:
 

Năm cửa ô hay nhiều hơn thế, ngày nay đã nằm lọt giữa một vùng đô thị rộng lớn của Hà Nội thế kỷ XXI. Chúng chỉ còn lại những cái tên được dùng lại ở một vài tuyến phố hay tên phường hành chính làm kỷ niệm, ngoại trừ Ô Quan Chưởng mỗi ngày một bé nhỏ giữa những ngôi nhà nhiều tầng xung quanh. Nhưng chẳng phải ở đất này, những cái bé nhỏ lại là thứ khiến chúng được đồng cảm đó sao: “Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô, như ngày xưa chạm vai gầy áo mẹ” (nhạc Phú Quang, thơ Thanh Tùng). Chúng còn sống là nhờ những ký ức được đọc lên, hát lên, tạo ra sự giằng néo của người hôm nay với nơi chốn định hình họ.

("Triệu dấu chân qua những cửa ô" - Nguyễn Trương Quý)

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu