Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Liên hoan phim Khoa học dành cho trẻ và thanh thiếu niên là một sự kiện thường niên đã được Viện Goethe phối hợp với các đối tác tổ chức liên tiếp trong 11 năm trước.
Đây là một trong những dự án Văn hóa khu vực quan trọng và ý nghĩa của Viện Goethe, đồng thời, cũng minh chứng cho việc phim ảnh – một loại hình nghệ thuật phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội.
Cảnh trong phim Ngôi nhà của các nhà khoa học nhí - Ốc Sên của đạo diễn Warinnet Termsirikamol |
Liên hoan Phim khoa học là một sự kiện truyền thông khoa học ở Đông Nam Á, Nam Á, Nam Mỹ, Châu Phi và Trung Đông: Hợp tác với các đối tác tại địa phương để nâng cao nhận thức khoa học và thông qua các bộ phim quốc tế với các hoạt động giáo dục đi kèm, tạo điều kiện thúc đẩy nhận thức về các vấn đề khoa học, công nghệ và mội trường đương đại phát triển.
Tại Việt Nam, Liên hoan Phim Khoa học SFF được tổ chức từ năm 2010 và đã trở thành một sự kiện tại trường học dành cho học sinh và giáo viên ở cấp trung học cơ sở và trong cộng đồng STEM.
Chia sẻ về chủ đề SFF năm nay, Viện trưởng Viện Goethe, ông Wilfried Ecktein cho biết: Ban tổ chức muốn nhấn mạnh đến hai khía cạnh cần quan tâm hiện nay là bình đẳng giới và khoa học. Ở khía cạnh về bình đẳng giới, Ban tổ chức khuyến khích trẻ em gái và phụ nữ quan tâm đến khoa học và công nghệ.
Chín-một-phần-hai - Người đưa tin: Tôi là người khiếm thính - Cùng nhìn vào thế giới của Navina, đạo diễn Julia Müller |
“Năm nay là năm thứ 12 Liên hoan phim Khoa học được tổ chức tại Việt Nam, cũng là cả một quá trình, một chuỗi dài. Liên hoan phim khoa học là một dự án thường niên một dự án khu vực của Viện Goethe, và được khởi xướng tại Viện Goethe Thái Lan.
Năm nay, LHP nhận được 91 bộ phim gửi về cho Liên hoan từ 27 quốc gia khác nhau, để cho các nước tham gia được lựa chọn danh sách phim cho quốc gia của mình. Các bộ phim được gửi về là những bộ phim thường là do các đài truyền hình, các nhà sản xuất phim, video và các nhà làm phim trực tiếp gửi về cho Liên hoan.
Cũng rất đáng tiếc bởi vì từ trước nay chưa có thông lệ là có các nhà làm phim, các nhà sản xuất phim từ Việt Nam gửi phim về cho Liên hoan phim.” - Ông Wilfried Ecktein cho biết thêm.
Giáo sư Trần Thị Thái Hà - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (VNIES) đã ghi nhận những hoạt động của Viện Goethe đã đóng góp cho giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua, trong đó cụ thể có LHP Khoa học: “Những hoạt động của LHP năm nay cách tiếp cận cũng như hoạt động đều hướng tới phát triển giáo dục STEM và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, cách tiếp cận chủ đạo là nâng cao năng lực cho học sinh, và điều này đã được thực hiện 10 năm nay. Tuy nhiên, đối với giáo dục STEM, với đội ngũ giáo viên vẫn còn rất nhiều khó khăn, đặt ra rất nhiều thách thức khi làm sao thay đổi những tư duy cũ, thói quen cũ. Những hoạt động của Viện Goethe đã giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong quá trình này. Bởi vì nó cũng mang đến cho giáo viên cơ hội chủ động, tích cực, linh hoạt hơn vận dụng những nội dung của Liên hoan phim để đưa vào trong chương trình giảng dạy của mình.”
Lần đầu tiên, Viện Goethe triển khai lời mời tìm kiếm các giáo viên từ các câu lạc bộ STEM (phương pháp giáo dục tích hợp liên môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) để hưởng ứng thông điệp năm nay “Khoa học dành cho tất cả mọi người”.
Bà Trà My, phụ trách dự án thuộc Viện Goethe cho biết: “Liên hoan phim Khoa học diễn ra tại Việt Nam 12 năm nay không có năm nào trùng chủ đề. Chủ đề thường sẽ dựa vào nhu cầu và sự quan tâm về các vấn đề môi trường, khoa học và xã hội xung quanh ta. Chính vì vậy cách tiếp cận, cách triển khai và giới thiệu Liên hoan phim Khoa học của đội ngũ Viện Goethe và nhóm THD tại Việt Nam cũng liên tục có sự thay đổi.”
Từ tháng 10 đến tháng 12/ 2022, Viện Goethe hợp tác với công ty TNHH Giải pháp giáo dục THD để giới thiệu, đào tạo giáo viên và kết nối mạng lưới nhà trường triển khai SFF hàng năm tại Việt Nam. Chương trình kêu gọi các thầy cô tham gia với vai trò đại sứ khoa học, giúp tổ chức chiếu phim và triển khai các hoạt động thí nghiệm đi kèm. Qua đó, đơn vị tổ chức - Viện Goethe cũng đang triển khai tìm kiếm giáo viên ở các câu lạc bộ STEM để hưởng ứng, triển khai các chủ đề khoa học. Nhóm các giáo viên này có thể nhận hỗ trợ 50 triệu đồng từ chương trình.
Với sự phối hợp cùng Công ty TNHH Giải pháp giáo dục THD thầy cô sẽ được tham gia buổi huấn luyện đào tạo và được cung cấp các gói phim cùng bộ STEM-KITS cùng chứng chỉ từ Viện Văn hóa và ngôn ngữ Đức (Viện Goethe). Ông Hoàng Dương, Trưởng điều phối LHP khoa học từ THD chia sẻ: “Chúng tôi cũng hy vọng rằng những cách tiếp cận này đóng góp vào thông điệp chung của sự kiện năm nay, đó là cơ hội tiếp cận bình đẳng trong khoa học. Đây có cả yếu tố về xã hội là vùng miền cũng như cơ hội mang Liên hoan phim đến với từng lớp học.”
Với đặc thù của một liên hoan phim khoa học có nhiều hoạt động giáo dục đi kèm như hội thảo khám phá, nói chuyện với các khách mời chuyên gia và các thí nghiệm nhằm thúc đẩy nhận thức về các vấn đề khoa học, công nghệ và môi trường hiện nay cho người dân, đặc biệt là học sinh trung học, Liên hoan phim này kéo dài tới 3 tháng.
(VOV5) - Dự án Sản xuất phim tài liệu Sinh thái là một dự án có lợi đa phương giữa các tổ chức (đang đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu bền vững toàn cầu) và các nhà làm phim tài liệu.
Ông Huỳnh Tấn Hưng từ THD, Phó tổng điều phối LHP khoa học cho biết trong những điểm mới trong cách triển khai LHP khoa học năm nay, khác biệt với trước đây chỉ có một đội ngũ của ban tổ chức thực hiện việc chiếu phim, thì năm 2022:“Chuyển giao tài nguyên, tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng tài nguyên cho giáo viên tại các đơn vị giáo dục để họ tự tổ chức Liên hoan phim tại đơn vị của mình. Như vậy, các thầy cô, nhà trường, cả đơn vị giáo dục sẽ trở thành những cánh tay nối dài của Liên hoan phim, mở rộng mạng lưới, nhân rộng số học sinh được tiếp cận Liên hoan phim theo cấp số nhân.
Nếu như trước đây, một đội ngũ tổ chức 10 người có thể mang đến được 10 hoặc 20 buổi chiếu phim cho cả một mùa, thì nay một thầy giáo hoặc cô giáo có thể tổ chức được 3 buổi 1 mùa. 10 thầy cô giáo sẽ mang đến 30 buổi chiếu phim trong 3 tháng Liên hoan phim. Càng có nhiều thầy cô và đơn vị giáo dục tham gia vào mạng lưới thì con số càng tăng." - Ông Huỳnh Tấn Hưng khẳng định.
TS Giáo dục khoa học Huỳnh Thị Tố Khuyên, người đã nhiều năm đồng hành cùng THD trong dự án LHP Khoa học, và năm nay chịu trách nhiệm thiết kế và phát triển các hoạt động phục vụ cho các thầy cô trong lớp học, chia sẻ những ví dụ cụ thể về cách thức tiếp cận: “Chúng tôi luôn luôn làm với tiêu chí, nếu như chỉ để cho học sinh xem thì học sinh sẽ rất dễ dàng quên đi bộ phim đấy. Vậy thì để cho học sinh có thể nhớ được và vận dụng được những phần kiến thức đó, cần phải có những hoạt động có thể lôi kéo được các bạn ấy vào tham gia. Và chúng tôi đã lựa chọn cách tiếp cận, đó là hoạt động liên quan tới các thí nghiệm.
Ví dụ như chế tạo các sản phẩm hoặc thực hiện thí nghiệm. Ở đây chúng tôi luôn luôn bắt đầu bằng một bộ phim, với những câu hỏi định hướng ngay từ đầu. Như vậy học sinh sẽ biết đến bộ phim tiếp theo nên chú trọng vào những nội dung nào trong phim. Từ việc học sinh trả lời được những câu hỏi mà chúng tôi đặt ra như thế này, khi xây dựng các hoạt động này bản thân giáo viên sẽ chủ động đưa được kiến thức ở trong phần chương trình dạy học của mình.
Đặc biệt hơn, điều mà chúng tôi mong muốn là hiện nay khi các giáo viên xây dựng các kế hoạch bài giảng theo công văn 5512, thì giáo viên vẫn có những khó khăn trong việc tìm những nguồn tài nguyên. Vậy tư liệu chúng tôi đưa ra cho các thầy cô để tổ chức Liên hoan phim, thì các thầy cô còn có thể sử dụng thêm phục vụ xây dựng và thiết kế cho chính bài giảng của mình về môn khoa học tự nhiên. Chúng tôi rất mong muốn sẽ không chỉ chuyển giao nguồn tài nguyên cứng mà giáo viên chỉ lặp lại, mà trong buổi chuyển giao đấy còn đưa ra được cho giáo viên nguồn tài nguyên mở, nghĩa là những ý tưởng phát triển từ những thí nghiệm này, từ những hoạt động này” - Bà Khuyên cho biết.
Viện Goethe tìm kiếm giáo viên từ 3 câu lạc bộ STEM từ Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh quan tâm đến việc sử dụng phim khoa học như một công cụ để khuyến khích tìm hiểu về các kiến thức khoa học và tạo ra các hoạt động thực hành khác nhau để hỗ trợ học sinh học tập tốt hơn. Các thầy cô sẽ được tham gia buổi huấn luyện đào tạo và được cung cấp các gói phim cùng bộ STEM-KITS cùng chứng chỉ từ Viện Văn hóa và ngôn ngữ Đức (Viện Goethe).
Viện Goethe còn hợp tác với Youth Force 2030 - mạng lưới các Tổ chức Thanh Thiếu niên (được thành lập và lãnh đạo bởi Thanh Thiếu niên), có sứ mệnh gắn với các Mục tiêu Phát triển Bền vững tổ chức các hoạt động cụ thể. Ông Lê Hoàng Hải – điều phối toàn quốc của Youth Force chia sẻ về chiến dịch SIFA với mong muốn thúc đẩy cơ hội bình đẳng đến với mọi người, đồng thời phát động cuộc thi Đại sứ Viết khoa học dành cho những người trong độ tuổi 17 trở lên sinh sống tại Việt Nam và có niềm đam mê với khoa học nhằm chia sẻ những cảm nhận hoặc vấn đề liên quan đến nội dung phim khoa học. Ngoài ra, trong khuôn khổ Liên hoan phim còn diễn ra tuần lễ chiếu phim khoa học- môi trường từ ngày 8 - 12/12 trong năm nay, bao gồm các phim khoa học về đề tài môi trường xoay quanh chủ đề về năng lượng xanh, rác thải và đa dạng sinh học…
Ông Wilfried Ecktein cho biết thêm, đánh giá cao vai trò của phim tài liệu khoa học với một đất nước và rất mong muốn trình chiếu những bộ phim do người Việt làm về những câu chuyện của đất nước mình cho người Việt, cuối năm 2021, Viện Goethe đã khởi động Dự án sản xuất phim tài liệu sinh thái cho các nhà làm phim Việt Nam. Hai nhóm làm phim đã được tài trợ làm phim, dự kiến sẽ trình chiếu trong Liên hoan phim Khoa học năm sau.
Điểm đặc biệt của Liên hoan phim Khoa học chính là những hoạt động thí nghiệm, dự án và các trò chơi học tập đi kèm để nhấn mạnh chủ đề khoa học của mỗi phim. Hướng dẫn thực hiện các hoạt động thí nghiệm đi kèm được thiết kế dành cho giáo viên, phụ huynh và các bên điều hành quan tâm đến việc mở rộng chủ đề được giới thiệu:
https://www.goethe.de/prj/sff/en/lhr.cfm