Là Tổ trưởng Tổ sửa chữa cơ, điện thuộc Phân xưởng thiết bị công nghệ, Công ty Cổ phần Điện cơ Thống Nhất, ông Nguyễn Đức Cường là một tấm gương lao động sản xuất giỏi, cần mẫn, sáng tạo. Mới đây, ông vinh dự được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2018.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2018 cho 10 cá nhân. Ông Nguyễn Đức Cường đứng thứ năm từ trái sang - Ảnh:VGP |
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Ông Nguyễn Đức Cường sinh năm 1960 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống làm nghề cơ khí, điện máy. Cha của ông từng là kỹ sư công tác tại Tổng cục kỹ thuật, Bộ Quốc phòng, còn mẹ ông làm ở Công ty Điện cơ Thống nhất. Sau khi tốt nghiệp Phổ thông Trung học, Nguyễn Đức Cường học nghề sửa chữa cơ, điện rồi ra trường xin vào làm việc ở Công ty Điện cơ Thống nhất từ năm 1977 đến nay.
Công ty Cổ phần Điện cơ Thống nhất là một trong những đơn vị sản xuất quạt điện lớn nhất Việt Nam, ngoài ra Công ty sản xuất các đồ điện điện tử, điện lạnh, điện dân dụng… Là công nhân bậc 7/7, có hơn 40 năm gắn bó với Công ty, ông Nguyễn Đức Cường đã có nhiều sáng kiến, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, góp phần đưa thương hiệu Điện cơ Thống Nhất ngày càng phát triển, đứng vững trên thị trường: “Số lượng sáng kiến của tôi khá nhiều nhưng tôi tâm đắc nhất là sáng kiến máy ép thủy lực tự động dùng cho dây chuyền làm quạt trần. Máy của tôi làm ra gần như tự động hoàn toàn, làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tôi còn làm bình tích áp thủy lực dùng cho máy đúc. Cái bình tích áp đó phục vụ đắc lực sản xuất, tăng tốc độ bắn nhôm, tức là đưa nhôm vào sản phẩm một cách nhanh nhất khi nhôm chưa bị đông đặc. Bình đó nếu mua ở nước ngoài mất gần 200 triệu trong khi đó chúng tôi tự sản xuất chỉ khoảng 24 triệu đồng”.
Do Công ty Cổ phần Điện cơ Thống nhất có 2 cơ sở, 1 nhà máy ở 164 Nguyễn Đức Cảnh, quận Hoàng Mai, Hà Nội và 1 nhà máy nữa ở Khu Công nghiệp Đồng Văn II, tỉnh Hà Nam, nên ông Cường và các công nhân trong tổ thường xuyên phải xuống tỉnh Hà Nam mỗi khi máy móc nhà máy ở đó bị hỏng. Hiện tại, Tổ sửa chữa cơ, điện do ông Cường làm tổ trưởng có 27 người, đảm nhận sửa chữa thiết bị, máy móc của toàn Công ty với khoảng 800 đầu máy.
h độ thì mới vận hành được. Chúng tôi tự sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu máy móc. Ban giám đốc Công ty luôn kịp thời biểu dương, khen thưởng cho từng công nhân nếu ai giỏi, sáng tạo, sáng kiến, phát huy sáng kiến, ý kiến phục vụ sản xuất”.
Không chỉ học kinh nghiệm từ những người thợ đi trước, ông còn trau dồi kiến thức thông qua sách vở, học hỏi đồng nghiệp. Ông cũng rất tâm huyết truyền nghề cho những lao động trẻ, luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. Ông Nguyễn Đức Cường, cho biết: “Bước vào nghề phải yêu nghề, đam mê nghề nghiệp, tự học hỏi, kiên trì trong mọi công việc, đừng bao giờ nản. Có lúc sửa chữa không được hãy hỏi thầy, hỏi bạn, đồng nghiệp, tự bản thân học, mày mò nghiên cứ thì mới thành công được. Nhất là thời kỳ công nghệ 4.0 này chúng tôi phải học rất nhiều vì máy móc rất hiện đại, tự động hoàn toàn. Ai làm được như thế thì cũng sẽ được khen thưởng như tôi thôi”.
Cống hiến hết mình cho Công ty, ông Nguyễn Đức Cường đã đạt danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô năm 2011, 2012, 2014, 2017; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2013. Năm 2015, ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Tay nghề và khả năng sáng tạo của ông Cường luôn được những đồng nghiệp trong Công ty Cổ phần Điện cơ Thống nhất tôn trọng và khâm phục. Ông Nguyễn Đức Cường là tấm gương lao động nhiệt tình, năng động, sáng tạo cho đồng nghiệp noi theo.