Đề xuất lộ trình chuyển đổi nhân lực sẵn có và đào tạo nâng cao nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Chia sẻ
(VOV5) - Các chuyên gia thảo luận về nguồn nhân lực cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn tại Việt Nam, như: tính khả thi của việc đào tạo 50.000 kỹ sư vi mạch Việt Nam đến năm 2030.

“Xác định lộ trình đào tạo nguồn nhân lực để chuyển đổi và đào tạo nâng cao nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Hội thảo “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu” do Trường Đại học Phenikaa phối hợp với tập đoàn Synoipsys và Đại học Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức sáng nay (4/5), tại Hà Nội.

Đề xuất lộ trình chuyển đổi nhân lực sẵn có và đào tạo nâng cao nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn - ảnh 1Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị sáng 4/5. Ảnh: Ban Tổ chức

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Cần xác định thế mạnh của Việt Nam, có thể nghiên cứu tiếp nhận chuyển giao, làm chủ ngay trong vòng 1 vài năm đối với lĩnh vực công nghiệp bán dẫn nào, ở công đoạn nào, từ đó đánh giá nguồn nhân lực với nền tảng và tiềm năng đã có, đào tạo để chuyển đổi, đào tạo để nâng cao. Đặc biệt, phải nhấn mạnh các lĩnh vực nào cần đi xa, đi vững chắc, lĩnh vực nào cần đầu tư nghiên cứu cơ bản, đào tạo chuyên sâu”.

Tại Hội thảo, các chuyên gia thảo luận về nguồn nhân lực cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn tại Việt Nam, như: tính khả thi của việc đào tạo 50.000 kỹ sư vi mạch Việt Nam đến năm 2030; các chính sách hỗ trợ của Chính phủ với các trường đại học đào tạo lao động ngành bán dẫn chất lượng cao; kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn của các doanh nghiệp và trường đại học hàng đầu thế giới.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu