Chính phủ chỉ đạo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng

Chia sẻ
(VOV5) - Việt Nam tìm sự ổn định trong bất định; tìm chủ động trong thế bị động; tìm ổn định, nhất quán trong sự chuyển đổi và xáo trộn; thiết lập công cụ quản lý rủi ro trong suy thoái, khủng hoảng...

Chiều 12/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; các Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; các chuyên gia kinh tế; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Chính phủ chỉ đạo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng - ảnh 1hủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục tìm, thúc đẩy thực hiện các giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế phù hợp với tình hình mới. Thời gian qua, tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, ảnh hưởng lớn tới Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trong đó, cạnh tranh chiến lược gay gắt; áp lực lạm phát tăng cao; chính sách chống COVID-19, chính sách tiền tệ của một số nước điều chỉnh; giá dầu thô, nguyên vật liệu đầu vào sản xuất biến động; thiên tai, biến đổi khí hậu phức tạp, cực đoan...

Trong bối cảnh đó, Việt Nam tìm sự ổn định trong bất định; tìm chủ động trong thế bị động; tìm ổn định, nhất quán trong sự chuyển đổi và xáo trộn; thiết lập công cụ quản lý rủi ro trong suy thoái, khủng hoảng là một thuộc tính không thể thiếu trong kinh tế thị trường; thiết lập phòng tuyến hợp tác trong cạnh tranh hội nhập. Kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế đều ở ba khu vực; an sinh xã hội làm tốt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, tình hình kinh tế vẫn rất khó khăn, xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Vì vậy, việc điều hành vừa phải bám sát thực tiễn, trên nền tảng các vấn đề kỹ thuật mang tính kinh tế, vừa phải ổn định chính trị - xã hội, với nghệ thuật điều hành linh hoạt, phù hợp, hiệu quả.

Sau hội nghị, dự kiến sẽ ban hành ngay Chỉ thị của Thủ tướng để chỉ đạo các vấn đề cấp bách và sau đó ban hành Nghị quyết của Chính phủ để chỉ đạo toàn diện hơn với cơ sở pháp lý cao hơn về nội dung này.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu