Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Các bộ ngành, địa phương tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Chia sẻ
(VOV5) - Các doanh nghiệp cũng cần gia tăng tiện ích, đổi mới, sáng tạo trong thanh toán không tiền mặt cho người dân.

Chiều qua (16/6), tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo “Kết nối dữ liệu, thanh toán thông minh, thúc đẩy phát triển xã hội”. Đây là hoạt động trong chương trình Ngày không tiền mặt 16/6 năm nay.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp…thảo luận về vai trò và sự cần thiết của kết nối dữ liệu trong thanh toán thông minh, đồng thời làm rõ lợi ích, tìm kiếm thêm giải pháp để hướng đến xã hội không tiền mặt.

Để tăng cường thanh toán không tiền mặt, quan trọng nhất hiện nay là phải tăng cường kết nối giữa các hệ thống, các ngành, các lĩnh vực, hình thành hệ sinh thái ngân hàng số để thanh toán thông minh ngày càng mở rộng và thông thoáng hơn.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Các bộ ngành, địa phương tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt - ảnh 1Các đại biểu thảo luận sâu về kết nối dữ liệu. Ảnh: Minh Hạnh/VOV

Các doanh nghiệp cũng cần gia tăng tiện ích, đổi mới, sáng tạo trong thanh toán không tiền mặt cho người dân. Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: "Tôi đánh giá cao ngành ngân hàng chủ động nghiên cứu, ban hành, đề xuất các cơ chế chính sách về chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; đánh giá cao sự phối hợp tích cực, chặt chẽ của các bộ ngành, địa phương; sự đóng góp rất quan trọng của truyền thông, báo chí trong việc truyền tải, lan tỏa thông tin, xây dựng thói quen không dùng tiền mặt, giúp cho người dân hiểu rõ hơn lợi ích của thanh toán không tiền mặt."

Đến thời điểm này, tỷ lệ người dân Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng đạt khoảng 74,63%. Tốc độ tăng trưởng thanh toán kênh di động, mã QR tăng trưởng hằng năm đạt trên 100%; nhiều chỉ số đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra tại Kế hoạch chuyển đổi số của ngành ngân hàng.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu