Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển kinh tế

Chia sẻ
(VOV5) - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tọa đàm góp ý vào Dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(VOV5) - Sáng 19/10, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tọa đàm góp ý vào Dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển kinh tế - ảnh 1
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: daidoanket.vn


Tại tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận về phát triển kinh tế mà trọng tâm là ứng dụng khoa học công nghệ để khoa học công nghệ trở thành giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì tọa đàm. Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, cần làm rõ vấn đề cơ chế, chính sách, kinh phí cho khoa học công nghệ phát triển: “Tại sao nhiều doanh nghiệp không quan tâm đến ứng dụng khoa học công nghệ, Đây là do chính sách hay nhận thức của doanh nghiệp hay doanh nghiệp đang dùng lợi thế khác không dùng đến khoa học công nghệ. Thống kê hiện nay lương của người lao động so với GDP đầu người các nước thấp 20-25%. Theo tôi đây chính là nguyên nhân, nếu nâng lương lên ở mức chuẩn quốc tế thì áp lực dùng khoa học công nghệ mới thực sự mạnh còn nếu không cứ sử dụng lao động rẻ, chưa cần khoa học công nghệ vẫn cạnh tranh được”. 


Còn ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hội doanh nhân tỉnh Thanh Hóa, cho rằng  trong văn kiện cần chỉ rõ vai trò của doanh nghiệp tư nhân, khẳng định sự bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Ông Nguyễn Văn Đệ góp ý: “Phương hướng nhiệm vụ xác định doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực then chốt. Vậy như thế nào là then chốt. Mọi doanh  nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo kinh tế thị trường. Theo tôi, trừ những lĩnh vực kinh doanh liên quan đến an ninh quốc phòng  thì tập trung ưu tiên doanh nghiệp nhà nước còn lại các lĩnh vực khác thống nhất cạnh tranh theo cơ chế thị trường”.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu