Phát huy hiệu quả nguồn lực từ đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Đức Anh
Chia sẻ
(VOV5) - Hôm qua (2/3), tại xã Nặm Đăm, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang  tổ chức hội thảo "Xây dựng Kế hoạch đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai giai đoạn 2025-2030".

Phát biểu tại hội thảo, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, nhấn mạnh tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai là cốt lõi của quá trình phát triển của Việt Nam, giảm thiểu rủi ro thiên tai là điều rất cần thiết.

Phát huy hiệu quả nguồn lực từ đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai - ảnh 1Hội thảo do Văn phòng Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai) phối hợp với Tổ chức ActionAid Việt Nam và Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam thực hiện. 

Do đó, kế hoạch công tác 5 năm giai đoạn 2025-2030 của Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai được xây dựng nhằm tăng cường khả năng chống chịu của Việt Nam thông qua các lĩnh vực chính, như: chính sách đồng bộ, lập kế hoạch phát triển có tính đến yếu tố rủi ro và nâng cao nhận thức của cộng đồng và các lĩnh vực khác. Kế hoạch cũng thể hiện rõ các tầm nhìn chung, được xây dựng phù hợp với các ưu tiên của Chính phủ Việt Nam về phòng chống thiên tai cũng như phù hợp với các mục tiêu chiến lược của các thành viên Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Phát huy hiệu quả nguồn lực từ đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai - ảnh 2Các nhóm cộng đồng thảo luận về các mục tiêu trong giai đoạn 2025 - 2030.

Về phía Việt Nam, ông Phạm Doãn Khánh, Phó trưởng Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ (Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai), cho rằng việc xây dựng kế hoạch rất quan trọng trong việc điều phối các nỗ lực giảm nhẹ rủi ro thiên tai; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai của Việt Nam. Kế hoạch hành động phù hợp với các sáng kiến hành động sớm của Chính phủ Việt Nam và chiến lược quản lý thiên tai của các tổ chức khác.

Hội thảo do Văn phòng Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai) phối hợp với Tổ chức ActionAid Việt Nam và Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam thực hiện. 

Feedback