Hơn 500 tỷ đồng cho đề án 'Huế - Kinh đô áo dài'

Chia sẻ
(VOV5) - Đề án "Huế - Kinh đô áo dài" đặt ra mục tiêu quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt Đề án "Huế - Kinh đô Áo dài" với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị áo dài truyền thống Huế; hình thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc sắc.

Hơn 500 tỷ đồng cho đề án 'Huế - Kinh đô áo dài' - ảnh 1Đề án "Huế - Kinh đô áo dài" đặt ra mục tiêu quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế - áo dài Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Ảnh: VOV

Đề án "Huế - Kinh đô áo dài" đặt ra mục tiêu quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định hình ảnh áo dài Huế - áo dài Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Theo đề án, đến năm 2025, Huế sẽ hình thành bộ cơ sở dữ liệu hình ảnh áo dài Huế qua các thời kỳ; tổ chức định kỳ để Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế trở thành điểm nhấn quan trọng trong các kỳ lễ hội, đặc biệt là Festival Huế; tạo lập và quản lý nhãn hiệu “Huế -Kinh đô áo dài”; Hình thành 1 sản phẩm du lịch gắn với áo dài Huế. Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo áo dài phục vụ khách du lịch; Hoàn thiện hồ sơ Nghề may đo áo dài và tập quán sử dụng áo dài truyền thống Huế đệ trình UNESCO xem xét, ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết: -Chúng tôi tiến tới mục tiêu làm sao đưa áo dài trở thành di sản quốc gia cũng như, làm hồ sơ để UNESCO công nhận áo dài là di sản văn hóa thế giới. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tổ chức hoạt động giới thiệu một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất về văn hóa áo dài, phục hồi và khôi phục áo dài của cả đàn ông cũng như phụ nữ, nhìn nhận một cách rõ ràng nhất về giá trị của áo dài trong nét văn hóa của Việt Nam, cũng như trong văn hóa Huế.

Đề án có tổng kinh phí thực hiện là hơn 535 tỷ đồng (hơn 22,8 triệu USD)

Feedback