Bảo tàng Đông Nam Á - Nơi kết nối giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá các nước trong khu vực |
Tòa nhà Bảo tàng Đông Nam Á có tên “Cánh diều” gồm 4 tầng với diện tích gần 5 ha được chính thức đưa vào hoạt động vào năm 2013 sau 6 năm xây dựng dưới sự hợp tác của các chuyên gia Việt Nam và Pháp, bảo tàng nhanh chóng nhận được nhiều phản hồi tích cực của giới nghiên cứu cũng như các khách quan.
PSG.TS Nguyễn Duy Thiệu |
Khi nói về kiến trúc độc đáo của tòa nhà, Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Duy Thiệu, cựu Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ: “Lí thuyết làm bảo tàng là tạo dựng không gian trưng bày ấn tượng. Để tạo dựng được kiểu dáng, tạo được sự ấn tượng đó thì phải dựa vào văn hóa cộng đồng. Khu vực chúng ta đang sinh sống là Đông Nam Á, là khu vực của văn minh nông nghiệp, gắn liền với nghi lễ cầu mưa để trồng cây, khi nước nhiều quá ngập thì phải cầu tạnh, họ dùng cánh diều thả lên để biểu hiện cho thần khô ráo, từ quan niệm dân gian như thế nên chúng tôi chọn cánh diều để xây dựng. Về mặt kiến trúc, kiến trúc bảo tàng khác kiến trúc dân dụng, bảo tàng ko xây dựng cửa sổ vì cửa sổ sẽ mang theo gió ẩm, vi khuẩn tác động làm xuống cấp hiện vật, vì vậy phải hoàn toàn dùng ánh sáng nhân tạo”.
Dàn thanh gõ của các nhạc công Campuchia |
Hiện tại, bảo tàng đã sưu tầm được hơn 2.200 hiện vật và vô số băng ghi âm, ghi hình, tư liệu quan trọng, phản ánh rõ nét đời sống tôn giáo, sinh hoạt, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn của các cộng đồng người trong khu vực, thu hút sự quan tâm không chỉ của du khách trong nước và quốc tế mà cả từ phía các đoàn ngoại giao.
PSG.TS Nguyễn Duy Thiệu cho biết: Ở đây chúng tôi chia khu vực ra thành Bắc Á, Tây Á, Nam Á, Đông Á, mỗi vùng có đặc trưng được thể hiện qua các hiện vật. Chúng tôi không trưng bày được hết các hiện vật nhưng cũng làm cho người xem biết được đặc trưng các vùng miền ở Châu Á. Bảo tàng đã đón rất nhiều nguyên thủ quốc gia, ví dụ như bà Hillary Clinton, Tổng thống Obama, Thái tử Nhật Bản và Phu nhân, Phu nhân Tổng thống Hàn Quốc, Phu nhân Phó Thủ tướng Singapore v.v.
Dao hộ thân của người Indonesia |
Với số kinh phí còn hạn chế, các nhà khoa học đã phải thực hiện nhiều chuyến đi tới 10 nước Đông Nam Á để có được số hiện vật này, gặp không ít khó khăn trong công tác sưu tầm và tìm kiếm hiện vật. PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu chia sẻ: Chúng tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp và hệ thống cơ quan tương tác với bảo tàng, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn từ khâu làm thủ tục, các hiện vật văn hóa mà là di sản cũng liên quan đến luật di sản từng nước. Khó khăn nhất là sưu tầm và tìm hiểu các câu chuyện đằng sau hiện vật, nguyên liệu làm ra là gì, ai làm ra, họa tiết trên hiện vật phản ánh văn hóa gì của người bản địa. Để khai thác những tư liệu đó thì chúng tôi cũng gặp khó khăn trong ngôn ngữ giao tiếp, có tiếng anh thôi là chưa đủ.
Kịch múa mặt nạ Java, Indonesia |
Trong quá trình hoạt động, bảo tàng cũng đã phối hợp với các Đại sứ quán như Đại sứ quán Ý để trưng bày các tác phẩm của Raffaello, hay Đại sứ quán Úc để trình diễn nghệ thuật múa dân gian đương đại, ....
Bên cạnh đó, bảo tàng còn tổ chức các hoạt động theo sự kiện định kì như Ngày Tết thiếu nhi 1/6 hay Tết Trung Thu, vào các dịp này bảo tàng cũng mời các nước trong khu vực tham gia trình diễn, biểu diễn, kết hợp giới thiệu văn hóa.
Rối dây Malaysia |
Kể từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên số lượng khách đến bảo tàng giảm đi rất nhiều, bảo tàng phải nghiên cứu chuyển hướng sang khách nội địa và nhóm học sinh, sinh viên hay các nhóm khách trẻ, ngoài ra rất nhiều hoạt động và dự định của bảo tàng đã phải tạm hoãn. Bà An Thu Trà, Trưởng phòng Truyền thông và Giáo dục Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết: "Năm ngoái chúng tôi cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nên trong kế hoạch chúng tôi dự kiến sẽ phối kết hợp với một số nước trong vùng Đông Nam Á để tổ chức một số hoạt động trình diễn, tuy nhiên đã phải hoãn lại do Covid. Trong
Trống lễ Dabu-Dabu
|
bối cảnh Covid như hiện nay, chúng tôi đã nghiên cứu chuyển hướng sang khách nội địa và nhóm học sinh, sinh viên, nhóm khách trẻ, ngoài ra chúng tôi cũng đưa ra các gói hoạt động tận đến các trường học để phục vụ việc khám phá di sản văn hóa trong bối cảnh bình thường mới. Song song với đó chúng tôi cũng tăng cường các biện pháp truyền thông trên mạng, chúng tôi đưa lên giới thiệu các hiện vật và các câu chuyện đằng sau hiện vật, các hoạt động của bảo tàng và không gian khám phá của bảo tàng trên các trang mạng xã hội như facebook hay youtube“.
Tượng Phật giáo Mahayana (Đại thừa) |
Từ khi được thành lập cho đến nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã vinh dự nhận được nhiều giải như trong ba năm liên tiếp liền 2012, 2013, 2014, Bảo tàng nhận chứng chỉ Excellence của trang mạng TripAdvisor, bên cạnh đó Bảo tàng cũng được nhận giải thưởng điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam ba năm liên tiếp 2015, 2016, 2017, đây là giải thưởng do Tổng cục Du lịch và Hiệp hôi du lịch Việt Nam tổ chức dựa trên kết quả bình chọn của các báo du lịch, công chúng và hội đồng chuyên môn về du lịch.
Tranh kính Indonesia |
Bảo tàng Đông Nam Á - Nơi kết nối văn hóa Việt Nam với văn hóa các nước ASEAN, mở ra nhiều cơ hôi giao lưu, hợp tác về văn hóa, góp phần làm sinh động và nồng ấm thêm quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trên con đường hình thành cộng đồng ASEAN.