Sáng 26/6, tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia: “Áo dài Việt Nam: nhận diện, tập quán, giá trị và bản sắc” do Bộ văn hóa thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia và Bảo tàng phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức.
Tiến sĩ Bùi Thị Hòa, phó Chủ tịch Hội LHPNVN |
Hội thảo có sự tham dự của các nhà nghiên cứu, quản lý di sản văn hóa, nhà thiết kế thời trang, nhà may và các nghệ nhân áo dài từ các địa phương. Tiến sĩ Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho biết:Trong một chuỗi hoạt động về áo dài di sản văn hóa VN đây là điểm nhấn để nhận diện, tập quán giá trị bản sắc của áo dài VN. Đây cũng là dịp để các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, nghệ nhân nhìn lại quá trình lịch sử của Việt Nam, biết được sự biến hóa và thăng trầm của áo dài, từ đó, để gìn giữ và phát huy giá trị của di sản
Các đại biểu thảo luận |
44 tham luận trình bày tại Hội thảo đã tiếp cận chủ đề theo nhiều nội dung khác nhau như lịch sử phát triển của áo dài Việt Nam; sự đa dạng, kiểu cách, thiết kế của áo dài Việt Nam; bản sắc văn hóa và biểu tượng của áo dài Việt Nam, bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa Áo dài Việt Nam. Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam chia sẻ về cách quảng bá áo dài cũng như qua đó, giới thiệu văn hóa Việt Nam:Chúng tôi sẽ có chương trình online, offline, đặc biệt online, thông qua những video trên cộng đồng, hình ảnh truyền thông đưa ra ngoài thế giới. Bản thân tôi khi thiết kế đã đưa rất nhiều làng nghề vào như dát vàng Kiêu Kỵ, thêu Thường Tín, thêu Hà Tây.. những vùng đó trở thành khu du lịch nhiều người tìm đến.
Hình ảnh áo dài trong triển lãm Áo dài xưa và nay |
Nhiều ý kiến tại Hội thảo cũng cho rằng, để phát huy những giá trị của áo dài Việt không chỉ ở trong nước mà còn quảng bá ra nước ngoài, cần sự quan tâm từ các cơ quan quản lý nhà nước. Bà Huỳnh Ngọc Vân, cố vấn của Bảo tàng áo dài ( thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng:Từ đây chúng ta sẽ nghĩ về áo dài từ nhiều góc nhìn khác nhau như góc nhìn lịch sử, văn hóa, lịch sử. Áo dài được bảo tồn bền vững hơn. Cần sự phối hợp chăt chẽ từ phía nhà nước. Các thiết chế văn hóa, các bảo tàng sẽ định hướng cho người dân cách tân, sáng tạo nhưng phải bảo tồn nét đặc trưng của áo dài.
Hội thảo là căn cứ quan trọng để xây dựng hồ sơ công nhận Áo dài trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, các đại biểu cũng đã tham quan triển lãm: Áo dài Việt Nam xưa và nay.
Áo dài phát triển qua các thời kỳ |