Việt Nam - Người đồng chí thực sự của Liên bang Nga

Chia sẻ
(VOV5) - Việt Nam là đối tác tin cậy của LB Nga không chỉ trong thời kỳ Liên Xô trước đây mà cả trong ngày nay.

Ngày 28/11, báo Độc lập, chuyên trang phân tích chính trị, thời sự quốc tế của Liên bang (LB) Nga, đăng bài viết của tác giả Grigory Trofimchuk, chuyên gia bình luận chính trị quốc tế, với nhan đề “Người đồng chí thực sự”, trong đó đánh giá cao mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - LB Nga, cũng như ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Nga từ ngày 29/11-2/12.

Việt Nam - Người đồng chí thực sự của Liên bang Nga - ảnh 1Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, ngày 22/5/2019, tại thủ đô Moskva. Ảnh tư liệu: Thống Nhất/TTXVN

Bài viết khẳng định Việt Nam là đối tác tin cậy của LB Nga không chỉ trong thời kỳ Liên Xô trước đây mà cả trong ngày nay. Bài viết nhấn mạnh “niềm tin đối với nước Nga, đối với người Nga đã ngấm vào trong máu của người Việt Nam”. Nga và Việt Nam đồng quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế, đáng chú ý, cả hai nước đều ủng hộ hệ thống trật tự thế giới đa cực, trong đó có nguyên tắc giải quyết các cuộc xung đột lớn trên thế giới bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Về hợp tác kinh tế - thương mại, bài viết nhấn mạnh, năm 2015, Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam đã ký Hiệp định về khu vực thương mại tự do, qua đó đưa Hiệp hội kinh tế này lên một tầm cao mới, không chỉ cho phép mở rộng trao đổi thương mại song phương, mà còn giúp mở rộng không gian Á-Âu sang khu vực Đông Nam Á. Tác giả khẳng định Việt Nam chính là “một trong những đầu tàu quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi được coi là trọng tâm của tăng trưởng kinh tế - tài chính thế giới”.

Tác giả Trofimchuk hy vọng trong thời gian tới, thông qua mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Việt Nam, Nga sẽ thể hiện rõ hơn vai trò tại châu Á - Thái Bình Dương, một khu vực quan trọng của thế giới, tham gia tích cực hơn vào củng cố an ninh châu Á, trong đó có an ninh năng lượng.

Feedback