Giảm giá xăng dầu đã cân nhắc đến lợi ích kinh tế, doanh nghiệp, người tiêu dùng

Chia sẻ
(VOV5) - Sau khi Liên bộ Tài chính - Công thương quyết định giảm giá bán lẻ xăng dầu 500 đồng/lít, dầu diesel giảm 300 đồng/lít, đồng thời khôi phục thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xăng dầu từ 22h tối 9/5, sáng 10/5, Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính tổ chức họp báo về công tác điều hành xăng dầu trong thời điểm hiện nay. 

(VOV5) - Sau khi Liên bộ Tài chính - Công thương quyết định giảm giá bán lẻ xăng dầu 500 đồng/lít, dầu diesel giảm 300 đồng/lít, đồng thời khôi phục thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xăng dầu từ 22h tối 9/5, sáng 10/5, Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính tổ chức họp báo về công tác điều hành xăng dầu trong thời điểm hiện nay.

Tại buổi họp báo, đại diện cục Quản lý Giá cũng cho biết, liên bộ Tài chính và Công thương cũng đang xem xét nghiên cứu sửa đổi quy định tính giá cơ sở bình quân 30 ngày, mức chi phí kinh doanh, chiết khấu hoa hồng đại lý…để phù hợp hơn với thực tế.

Giảm giá xăng dầu đã cân nhắc đến lợi ích kinh tế, doanh nghiệp, người tiêu dùng - ảnh 1
Ảnh: Internet

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết lý do giảm giá lần này là giá xăng dầu nhập khẩu mấy ngày gần đây giảm so với 30 ngày trước đó, từ 2,78% - 4,7%, làm cho giá cơ sở giảm hơn giá bán lẻ hiện hành đối với mặt hàng xăng là 828 đồng/ lít, diesel là 542 đồng/ lít. Cùng với việc giảm giá bán lẻ xăng và dầu diesel, để xử lý hài hòa lợi ích các bên, liên bộ Tài chính và Công thương đã thống nhất tăng thuế nhập khẩu lên 2%, thay cho mức 0% đối với hai mặt hàng này. Ông Nguyễn Tiến Thỏa cho biết: “Quan điểm bộ Tài chính là giá thế giới giảm thì tính toán theo thứ tự thuế, quỹ bình ổn giá và giảm giá khi có điều kiện. Thực tế tăng hay giảm phải căn cứ vào yếu tố hình thành giá. Hiện nay giá xăng dầu trong nước phụ thuộc 70% vào giá thế giới. Đấy là nhân tố hìhh thành giá quan trọng, ngoài ra còn có yếu tố khác như kinh tế trong nước, tâm lý kỳ vọng của người dân. Lần giảm giá này  đã cân nhắc đến lợi ích kinh tế của các thành tố tham gia thị trường: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trực tiếp và sản xuất”.

Feedback