Đề xuất chính sách hỗ trợ ngư dân, khắc phục môi trường biển

Chia sẻ
(VOV5) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành đề xuất chính sách hỗ trợ ngư dân, biện pháp khắc phục môi trường biển để sử dụng 11.500 tỷ đồng tiền đền bù của Formosa một cách hiệu quả.
(VOV5) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành đề xuất chính sách hỗ trợ ngư dân, biện pháp khắc phục môi trường biển để sử dụng 11.500 tỷ đồng tiền đền bù của Formosa một cách hiệu quả.

Đề xuất chính sách hỗ trợ ngư dân,  khắc phục  môi trường biển - ảnh 1


Tiếp tục chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 trực tuyến với các địa phương về kinh tế - xã hội, sáng 1/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành đề xuất chính sách hỗ trợ ngư dân, biện pháp khắc phục môi trường biển để sử dụng 11.500 tỷ đồng tiền đền bù của Formosa một cách hiệu quả. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ liên quan, dự thảo chính sách hỗ trợ ngư dân, trong đó có chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ để chương trình đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67 tốt hơn, hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân ở những vùng bị thiệt hại do cá chết một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài Nguyên & Môi trường chủ trì đề xuất hình thành Quỹ Môi trường để khắc phục môi trường bị tổn thương do chất thải của Formosa. Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì tập hợp các dự thảo chính sách đề sớm trình Chính phủ ngay trong tháng 7 này: “Không phải vì kinh tế mà chúng ta bỏ qua môi trường trong phát triển, nhất là với một số dự án người dân đang phàn nàn hiện nay, trong đó có dự án ở Sông Hậu – Hậu Giang, tính toán kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, không ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân thì chúng ta mới cho làm. Cả sông Hậu với vùng hạ du rất lớn đó, nếu bị ảnh hưởng ô nhiễm thì sao. Phải nghiêm khắc vấn đề này trong chỉ đạo thực hiện, chứ không phải vì kinh tế, vì phát triển, vì đầu tư nước ngoài và trong nước mà bỏ qua vấn đề môi trường. Đó là chủ trương cần quán triệt cụ thể”.

Cũng trong sáng nay, các địa phương tiếp tục thảo luận về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội nửa đầu năm, các giải pháp từ nay đến cuối năm. Những nội dung mà các địa phương đề nghị, đó là phân phấp lại thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; sớm phân bổ vốn chương trình nông thôn mới; rà soát điều chỉnh bổ sung một số chính sách thực hiện hai chương trình mục tiêu quốc gia là giảm nghèo theo hướng đa chiều và nông thôn mới để tập trung nguồn lực, tránh dàn trải.

 


Feedback