Nhân dân đóng góp ý kiến vào Dự thảo văn kiện Đại hội 12 của Đảng

Chia sẻ
(VOV5) -  Các ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ tới.

(VOV5) -  Tiếp tục đóng góp vào Dự thảo văn kiện Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, các ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ tới.

Đại tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 354 cho rằng:  Để hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần đẩy mạnh phòng chống tham nhũng. Đặc biệt, những người cầm cân nẩy mực, những người giữ gìn pháp luật phải là những người có tài, có đức: “Then chốt của nhà nước pháp quyền là nhà nước ấy  bao gồm những con người ưu tú nhất, tài giỏi nhất, cầm cân nẩy mực thì mới xây dựng nhà nước pháp quyền. Bên cạnh chống tham nhũng, minh bạch lành mạnh hóa chúng ta phải làm tốt công tác nhân sự, mà then chốt của công tác tổ chức, nhân sự là bộ máy nhà nước thật nhiều nhân tài, có tài có đức thì mới là nhà nước pháp quyền. Chứ kỷ luật duy trì nhưng người điều hành kém, đạo đức không có, thì đấy không thể là nhà nước pháp quyền”.

Nhân dân đóng góp ý kiến vào Dự thảo văn kiện Đại hội 12 của Đảng - ảnh 1
Ông Trần Hoàng Thám, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam, nguyên Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM

Ông Trần Hoàng Thám, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng: Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ với cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và tiến hành đồng bộ đổi mới kinh tế: “Đại hội 12 tới, Đảng cần đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống nhà nước.  Bây giờ cần đặt vấn đề kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, nhưng theo tôi phải đưa khái niệm hệ thống chính trị trong điều kiện mới. Theo đó, xác định theo hướng Đảng lãnh đạo, hệ thống chính trị có trách nhiệm xây dựng, đồng thời có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền”.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Sự quản lý điều hành của Chính phủ, các Bộ cần năng động, nâng cao hiệu quả giải quyết các vấn đề lớn, quan trọng.

Feedback