"Mặc dù năm 2018 kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chững lại, thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm hơn dự báo. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, tăng trưởng ước đạt 6,9-7% đây là mức cao nhất 10 năm trở lại đây."
Năm 2018 kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chững lại, thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm hơn dự báo. Tuy nhiên, kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Tăng trưởng ước đạt 6,9-7% đây là mức cao nhất 10 năm trở lại đây, nhờ vào động lực chính là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành dịch vụ.
Công nghiệp chế biến là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ảnh ANTĐ |
Nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì và củng cố. Lạm phát được kiểm soát dưới 3,6%, lạm phát cơ bản duy trì ổn định dưới 1,5%.
Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Trương Văn Phước, cho biết: "Thị trường tài chính Việt Nam có sự phục hồi mạnh mẽ, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng cũng tăng lên tính theo đồng Việt Nam khoảng 14 triệu tỷ đồng; trong đó khu vực ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 95-96%. Thị trường vốn phát triển vượt bậc. Hệ thống ngân hàng lợi nhuận tăng cao hơn nhiều, điều này là kết quả tất yếu của nhiều chính sách trong đó có chính sách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đặc biệt là Nghị quyết 42 của Quốc hội mở ra điều kiện cho hệ thống ngân hàng xử lý nợ xấu".
Dự báo năm 2019, nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức 7%, song cần cải cách về thể chế và môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn nhằm gia tăng đầu tư tư nhân. Đặc biệt, việc tái cơ cấu kinh tế cần phải thực hiện triệt để, chuyển đổi sâu và rõ nét hơn mô hình tăng trưởng nhằm tận dụng được những cơ hội đến từ yếu tố quốc tế.