Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam

Chia sẻ
(VOV5) - Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) mang lại không ít cơ hội và thách thức với Việt Nam.
(VOV5) - Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) mang lại không ít cơ hội và thách thức với Việt Nam.

 Sáng nay, tại Hà Nội, Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương công bố báo cáo “Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam”. Hiệp định đối tác toàn diện khu vực là Hiệp định thương mại tự do chất lượng cao hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN với 6 đối tác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ. Báo cáo cho thấy: giống như các điều ước hội nhập kinh tế quốc tế, Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) mang lại không ít cơ hội và thách thức với Việt Nam.

Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam - ảnh 1

Cụ thể, khi Hiệp định được thực thi sẽ đem lại những cơ hội mới cho Việt Nam về cải  thiện tiếp cận các thị trường đầu tư, xuất khẩu của ASEAN và các đối tác về nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ đa dạng, nhập khẩu hàng hóa dễ hơn, giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn… Tuy nhiên, Việt Nam gặp phải trở ngại do chất lượng, hàm lượng, giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm còn khiêm tốn dẫn đến sẽ bị sức ép cạnh tranh. Báo cáo cũng cho biết: trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chiến lược phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất và thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Feedback