Tự tin hòa nhập và trưởng thành

Hân My
Chia sẻ
(VOV5) - Câu chuyện của Nguyễn Minh Phương, du học sinh Việt tại Hà Lan  là góc nhìn về cuộc sống xa nhà của những học sinh, sinh viên Việt Nam.

Để sống, học tập và hòa nhập tốt ở nước sở tại, những du học sinh Việt luôn  tìm ra cho mình những bước đi phù hợp thông qua các hoạt động vừa để gìn giữ bản sắc dân tộc vừa thu hẹp những khác biệt về văn hóa.

Nghe âm thanh bài viết tại đây:

Nguyễn Minh Phương tới Hà Lan  với biết bao dự định và mong mỏi được khám phá về đất nước, nơi cô  sẽ sống và học tập trong nhiều năm. Năm đầu,  Minh Phương  dành thời gian đi du lịch nhiều nơi, tìm hiểu về cuộc sống và con người Hà Lan và điều này khiến cô học trò không còn thời gian để cảm thấy sự cô đơn khi xa nhà. Nhưng chỉ sau một thời gian, nhận thấy xung quanh là những người  xa lạ và đặc biệt, sống  ở thành phố Hacden, cách thủ đô 70 km, nơi có rất ít người Việt nên nỗi buồn và nhớ nhà lớn dần lên. Đặc biệt, Minh Phương bắt đầu cảm nhận rõ sự khác biệt về văn hóa giữa người Việt với người dân bản địa. Minh Phương chia sẻ: Lúc mới sang, tôi bị sock văn hóa. Hà Lan tôn trọng chủ nghĩa cá nhân. Luôn lạnh lùng, luôn rào cản, tôi cảm thấy hẫng, vì cách kết bạn khác với Việt Nam. Tôi nhận ra chỉ có cách ngồi nói chuyện và thấy khác nhau trong cách suy nghĩ về gia đình, hôn nhân, cách tiêu tiền và thấy mình sẽ phải dung hòa và hòa nhập môi trường, Tôi thấy việc  đi ra ngoài nhiều giao tiếp với những người khác nhau thì mới thấy tổng quan văn hóa bên đấy như thế nào

Tự tin hòa nhập và trưởng thành - ảnh 1

Những khác biệt văn hóa, về cách sống đã phần nào làm cho Minh Phương cảm thấy bối rối, nhưng rồi, cô học trò đã tự tìm cho mình một hướng đi, đó là ngoài việc học, tham gia những hoạt động của Hội sinh viên và các chương trình từ thiện. Nhận thấy Hà Lan là một đất nước vô cùng thú vị, người Hà Lan cũng rất yêu thích các hoạt động từ thiện, cũng sẵn sàng sẻ chia khó khăn, không phân biệt giàu nghèo và sẵn sàng đón nhận những tấm lòng hảo tâm của tất cả mọi người, Phương đã tình nguyện tham gia vào các chương trình từ thiện. Minh Phương kể:Ở bên đó, yêu cầu sinh viên phải có tín chỉ làm từ thiện ví dụ như ở Hà Lan có Ngân hàng thức ăn. Mọi người đưa đồ ăn đến đấy đóng gói thành hộp phát cho ngươi vô gia cư. Người nào cần không có tiền  thì đến lấy để ăn. Thứ hai là tôi làm ở bệnh viện dành cho các bệnh nhân anzaymo. Ở đây, người bệnh có một mình, không có con cháu đến thăm thì tình nguyện viên đến dạy bệnh nhân ca hát múa đàn. Hoặc tôi tham gia đi sơn tường, đóng sàn, đèn. Đi thì mới thấy ở đâu cũng cần người giúp đỡ như vậy.

Để kết nối du học sinh của các nước Châu á cũng như Việt Nam, Minh Phương tham gia vào các hoạt động của Hội sinh viên Việt Nam tại Hà Lan và trở thành người phát động nhiều phong trào của sinh viên tại đây. Những hoạt động từ thiện giúp đỡ người dân ở quê hương luôn có sự góp mặt và điều hành của cô:Từ thiện cho trẻ em ở vùng núi vùng cao. Đấy là Hội sinh viên kết hợp với sứ quán. Tôi làm truyền thông thì đăng video. Các anh chị khác thì đến tận nơi để quyên góp và đưa chương trình tới việt kiều bên kia để vận động. Sau dó quyên góp để thu lại và chuyển về Việt Nam. Tổ chức hoạt động cho sinh viên giao lưu giữa sinh viên với các đại sứ, thị trưởng Hà La.  Tết thì Hội SV Hà Lan kết hợp tổ chức gặp mặt việt kiều, ăn uống, hát tiếng Việt, gặp gỡ, khiến cho mình đỡ nhớ nhà, đồng cảm, ai cũng nhớ quê hương. Người tây không rành về Việt Nam, nhân sự kiện Tết, quảng bá đồ ăn VN, đưa hình ảnh đất nước lên.

Trở về Việt Nam tham gia nhiều hoạt động từ thiện để có thêm trải nghiệm và thu thập nhiều kỹ năng hoạt động nhóm, Minh Phương hy vọng khi quay lại Hà Lan sẽ có nhiều ý tưởng cho các chương trình hoạt động. Gần nhất là thành lập Hội sinh Viên Châu á ở trường Đại học vì theo cô, điều này sẽ giúp cho các bạn du học sinh mới sang thêm tự tin hòa nhập và trưởng thành, đồng thời góp phần tăng cường giao lưu văn hóa giữa các nước. 

Feedback