Bác sĩ Daniel Trương và hy vọng cho người mắc bệnh sa sút tâm thần thể Lewy

BS Trần Ngọc Tài - dịch từ Los Angeles Times
Chia sẻ
(VOV5)- Ông Daniel Trương tin rằng, nelotanserin có thể là câu trả lời cho những ảo giác của người bị mắc bệnh sa sút tâm thần thể Lewy (LBD).
(VOV5)- Ông Daniel Trương tin rằng, nelotanserin có thể là câu trả lời cho những ảo giác của người bị mắc bệnh sa sút tâm thần thể Lewy (LBD).

Tờ Los Angels Times vừa có bài viết về một công trình nghiên cứu mới rất quan trọng  trong ngành thần kinh học của bác sĩ Daniel Trương, người Mỹ gốc Việt. Ông đang nghiên cứu chứng bệnh mà diễn viên hài Robin Williams đã phải vật lộn trong những tháng trước khi tự tử vào năm 2014.

daniel truong va hy vong cho nguoi mac benh sa sut tam than the lewy hinh 1
Bác sĩ Daniel Trương từng được Đại học Y Dược TPHCM phong hàm Giáo sư danh dự.


Daniel Trương, một bác sĩ thần kinh chuyên về bệnh Parkinson hy vọng rằng loại thuốc mới có tên nelotanserin, sẽ giúp loại bỏ triệu chứng ảo tưởng mà người bệnh sa sút tâm thần thể Lewy (Lewy body dementia: LBD) gặp phải.


LBD là một thể sa sút tâm thần phổ biến chỉ xếp thứ hai sau bệnh Alzheimer đã gây sự chú ý của công chúng sau khi vợ diễn viên hài Robin Williams, bà Susan Schneider cho biết chồng bà đã phải vật lộn với bệnh này trong những tháng trước khi tự tử vào năm 2014.


Theo hội sa sút tâm thần thể Lewy, LBD ảnh hưởng khoảng 1,4 triệu người và gia đình của họ tại Mỹ, nhưng ít được chẩn đoán vì các triệu chứng có thể gần giống với bệnh Alzheimer và Parkinson.


Ông Trương cho biết, đây là lý do tại sao bệnh chưa được biết trong nhiều năm.


Theo hội LBD, các triệu chứng phải được theo dõi ít nhất một năm trước khi đưa ra chẩn đoán LBD. Hơn nữa, "gần như không có gì" có sẵn để điều trị căn bệnh này.


Nghiên cứu bắt đầu cách đây khoảng hai tháng, dưới sự hỗ trợ của công ty khoa học Axovant, một công ty dược sinh học lâm sàng Bermuda tập trung vào các bệnh sa sút tâm thần và các rối loạn thần kinh có liên quan.


Nghiên cứu cũng đang được tiến hành ở Florida, Nebraska, Ohio và Bắc Carolina. Địa điểm ở Fountain Valley của ông Trương là trung tâm duy nhất ở bờ Tây tham gia vào nghiên cứu này. Kết quả sẽ được tổng hợp và phân tích.


Ông Trương đã làm việc trong lĩnh vực bệnh Parkinson khoảng 20 năm trước khi ông bắt đầu để ý đến LBD.


Ông bắt đầu nhận thấy rằng một số bệnh nhân đã thấy những điều mà chỉ có thể như ảo giác. Ông cho biết, người bệnh LBD có thể nhìn nhầm một chậu hoa thành đứa trẻ hoặc nhìn nhầm một chiếc ghế bành thành một con rắn.


“Nhiều ảo giác dường như xuất hiện trong bóng tối nhưng biến mất trong ánh sáng”, ông nói.


Ông Trương cho biết ông thường tự hỏi nếu những câu chuyện từ nhiều thế kỷ trước về sự xuất hiện Dracula - người bắt gặp một cái nhìn thoáng qua ngắn ngủi về một bức tranh đầy ám ảnh trước khi nó biến mất trong ánh sáng - là thị giác bị ảnh hưởng bởi LBD.


Nhưng ông tự nhủ” "Đó không phải là khoa học".


Ông Trương tin rằng, nelotanserin có thể là câu trả lời cho những ảo giác của người bị LBD. Thuốc tác động lên cùng các thụ thể trong não gây ra ảo giác.


Bệnh nhân tên Michael Wexler đã gặp ông Trương và đang lên kế hoạch để ghi danh vào nghiên cứu. Ông đã được chẩn đoán bệnh Parkinson trước đó khoảng bốn năm và khoảng một năm nay là LBD. Điều này thường là sự tiến triển của bệnh.


Wexler nói rằng ông trải nghiệm sự nhầm lẫn, thiếu tập trung và chú ý đến giảm kỹ năng vận động cùng với ảo giác.


“Tôi đã thức tỉnh với những gì mà tôi nghĩ là rắn ở trên giường trước khi nhận ra mình đã bị ảo giác”, Wexler nói.


Wexler đã uống một vài loại thuốc trong những năm qua nhưng chúng không có hiệu quả gì. Ông hy vọng rằng nelotanserin sẽ là phương thuốc diệu kỳ của ông.


"Sẽ là vĩ đại  nếu thuốc có hiệu quả", Wexler nói: "Nó sẽ thay đổi cuộc sống của tôi và cho tôi hy vọng rằng những điều tốt đẹp sắp xảy ra".


Ông Trương vẫn đang lựa chọn nhiều bệnh nhân hơn để đưa vào nghiên cứu mà ông hy vọng sẽ kết thúc trong vòng bốn tháng.


Bất cứ ai quan tâm đến việc tham gia nghiên cứu có thể liên hệ với ông Trương qua số điện thoại (714) 378-5062.

Feedback