Từ thành phố Hà Giang đi lên phía bắc 60 km đường núi là tới Đông Hà - Quản Bạ. Nhiều năm trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và nhân dân các cấp, nhiều điểm trường đã được xây dựng, phục vụ nhu cầu học tập và giáo dục của người dân vùng cao.
|
Điểm trường tiểu học - mầm non Cốc Mạ (tỉnh Hà Giang).
|
Thư viện nhỏ của trường THCS Đông Hà - Hà Giang.
|
Các em cho biết, hiện mỗi lớp trong trường đều tự lập một thư viện riêng để các bạn có thể đóng góp sách học, giao lưu với nhau.
|
Bản đồ đến trường do các em học sinh tự làm. Có những em ở xa, mỗi ngày phải đi bộ hơn 10 km mới có thể tới lớp.
|
Tiếp tục đi lên phía Bắc, tại các thôn, bản nằm sâu trong núi là các trường, lớp được dựng tạm bằng phên nứa, tre và tường đất.
|
Điểm trường Pù Trừ Lủng - Sủng Là - Hà Giang là một trong những điểm trường mới được thành lập.
|
Cả trường chỉ có khoảng 40 - 50 học sinh. Một số trường tại các vùng sâu chỉ có gần 20 học sinh.
|
Các giáo viên ngoài nhiệm vụ dạy học còn luôn phải khích lệ, cổ vũ, thậm chí đến tận nhà để động viên các em đi học.
|
Một giáo viên tại đây có thể phải dạy 3, 4 lớp trong cùng một buổi học. Hai em bàn đầu là học sinh lớp 1 đang học đánh vần, hai em ngồi dưới là học sinh lớp 3 đang làm bài luyện tập môn Toán.
|
Những ngày này, tại một số tỉnh vùng cao, nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ C kèm theo mưa và sương giá. Chút nắng vàng không đủ để sưởi ấm.
|
Những đôi dép tổ ong cũ vẫn ngày ngày cùng các em trèo đèo, lội suối để học chữ, xóa mù...
|
Có những lớp ở khuất sâu trong núi, chiếc điện thoại di động vừa phải treo ở ngoài để bắt được sóng, vừa dùng làm chuông thay tiếng trống trường báo giờ giải lao.
|
Trong lớp học, giáo cụ là những hình vẽ, con chữ được đem từ dưới xuôi lên.
|
Những phên nứa không đủ để ngăn những đợt gió bấc về.
|
Miệt mài bên những trang sách.
|
Hình ảnh thường thấy ở mỗi lớp học vùng cao.
|
Những chuyến hàng từ thiện dưới xuôi đem tới cho các em chăn, đệm, quần áo... với hi vọng giúp các em chống chọi với giá lạnh mùa đông.
|