Bình yên sắc chiều dưới chân núi Bài Thơ

Lan Anh- Vovworld
Chia sẻ
(VOV5) - Núi Bài Thơ còn có tên là Truyền Đăng sơn, cao gần 200m nằm bên bờ biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây còn dấu tích bài thơ của vua Lê Thánh Tông cho khắc nhân ông đi tuần du vùng Đông Bắc năm 1468. Đây là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh. Ca dao có câu: Hòn Gai có núi Bài Thơ/Có hang Đầu Gỗ có chùa Long Tiên.

Soi bóng xuống bờ Vịnh Hạ Long, dưới chân núi Bài Thơ là nơi cư trú của cư dân thành phố Hạ Long. Trên bờ những ngôi nhà san sát nhau, dưới biển tàu thuyền neo đậu sau hành trình đi biển trở về. Buổi chiều, cuộc sống dưới núi Bài Thơ thật bình yên trái ngược với không khí năng động và phát triển của thành phố du lịch này.

Núi Bài Thơ nhìn từ Bến Đoan năm 2015. Ảnh Phạm Đức Toàn

Bến Đoan xưa, nay thành khu đô thị sầm uất, hiện đại.

Nơi khắc bài thơ của vua Lê Thánh Tông đang được xây thành Nhà lưu niệm.

Bài thơ của vua Lê Thánh Tông khắc trên núi Bài Thơ còn trên vách đá. Hai câu cuối như một sự khẳng định chủ quyền: Muôn thuở trời Nam núi sông còn mãi/Chính là lúc sửa sang việc văn, tạm ngưng việc võ.

Phía Nam chân núi là Trung tâm văn hóa núi Bài Thơ, điểm đến cho du khách tìm hiểu núi Bài Thơ.

Buổi chiều, những con thuyền đánh cá buông neo, cắm sào nghỉ ngơi. Khi màn đêm buông xuống, ngư dân mới ra khơi.

Đi câu, thú vui lúc thư nhàn của ngư dân.

Những chiếc thuyền chài phơi ngư cụ trong nắng chiều.

Đi chợ chiều

Chợ cá Hạ Long, náo nhiệt người bán, kẻ mua.

Chả mực là đặc sản nổi tiếng nhất được bán dưới chân núi Bài Thơ.

Trẻ em tập võ dưới sân chùa Long Tiên.

Như thường nhật, khi chiều về, chị lao công lại thực hiện nhiệm vụ của mình.

Feedback