Sáng 12/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết Trung ương số 54 phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: VOV |
Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nêu rõ cần có những phân tích, đánh giá bối cảnh, tình hình mới tác động đến từng lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực của vùng và từng địa phương trong vùng; cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với quá trình chuyển đổi số đã và đang đang tác động mạnh mẽ… Các yếu tố này vừa là thách thức nhưng cũng là thời cơ cho đất nước nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng để tạo đột phá cho phát triển nhanh, bền vững.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị: Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, môi trường, cùng với việc nắm rõ bối cảnh tình hình mới, phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế, tồn tại, tôi đề nghị các vị đại biểu cùng đề xuất các quan điểm phát triển, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, môi trường vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Tất cả những nội dung này sẽ là cơ sở của thực tiễn để hình thành cơ sở lý luận quan trọng nhằm cụ thể hoá mục tiêu và tinh thần của Văn kiện Đại hội 13 của Đảng.
Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Ảnh: VOV |
Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, môi trường, cùng với việc nắm rõ bối cảnh tình hình mới, phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế, tồn tại, tôi đề nghị các vị đại biểu cùng đề xuất các quan điểm phát triển, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, môi trường vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Tất cả những nội dung này sẽ là cơ sở của thực tiễn để hình thành cơ sở lý luận quan trọng nhằm cụ thể hoá mục tiêu và tinh thần của Văn kiện Đại hội 13 của Đảng.
Tại hội thảo, đại diện các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học đã đánh giá lại thực trạng phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tài nguyên - môi trường và nguồn nhân lực vùng thời gian qua. Qua đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về thể chế, các cơ chế, chính sách, nguồn lực nhằm phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tài nguyên - môi trường và nguồn nhân lực phù hợp với bối cảnh tình hình mới.