Phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Chia sẻ
(VOV5) -  “Làng nghề Việt  Nam: Truyền thống, thực trạng và phát triển trong thời kỳ hội nhập” là chủ đề tọa đàm diễn ra sáng 20/4 ở Hà Nội.

(VOV5) -  “Làng nghề Việt  Nam: Truyền thống, thực trạng và phát triển trong thời kỳ hội nhập” là chủ đề tọa đàm diễn ra sáng 20/4 ở Hà Nội.

Phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam trong thời kỳ hội nhập - ảnh 1
Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam- Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: baocongthuong.com.vn



Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhận định giữ gìn làng nghề là trách nhiệm giữ gìn văn hóa dân tộc của cả nước. Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ kiến nghị với Chính phủ đề án Quốc gia phát triển làng nghề hướng tới năm 2025- 2030, hoạch định phát triển làng nghề Việt Nam.

Tại tọa đàm, các đại biểu cho rằng cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ nhất là trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề. Đồng thời, có chính sách khuyến khích các làng nghề đưa hàng về nông thôn, miền núi… Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, góp ý: “Để lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề, nên xem xét mở rộng chức năng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam. Các khu triển lãm, bảo tàng, nhà văn hóa cần trợ giúp một phần kinh phí để trưng bày sản phẩm, xây dựng các bảo tàng làng nghề. Đồng thời có thể trợ giúp một phần kinh phí để trùng tu, tôn tạo nơi thờ cúng các vị tổ nghề".

Hiện nay, Việt Nam có hơn 5.000 làng nghề. Trong đó có nhiều làng nghề được thế giới biết đến như lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng, Chu Đậu, gỗ Sơn Đồng, mây tre Phú Vinh./.

Feedback